adsads
1200 900 hanh trang
Lượt Xem 2 K

Nhiều năm qua, burn out (kiệt sức) thường được nhắc đến tại các văn phòng. Tình trạng này mô tả trạng thái cảm xúc và thể chất mệt mỏi cực độ khi một người phải đối mặt áp lực công việc, cuộc sống kéo dài.

Tuy nhiên, có một trạng thái khác cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không kém đối với người lao động đó là rust out.

Theo The Conversation, rust out không gây tác động rõ rệt đến sức khỏe như burn out, nhưng âm thầm “giết chết” tinh thần và sự háo hức làm việc.

“Rust out” là gì?

“Rust out/ bore out” mô tả trạng thái mệt mỏi, mất hứng thú trong công việc.

Nếu như burn out là hệ lụy của việc chịu quá nhiều sức ép, rust out lại đến từ tình trạng công việc thiếu tính thử thách. Nhân viên thường cảm thấy thiếu mục tiêu để phấn đấu.

Tình trạng này đối lập hoàn toàn với “flow” – trạng thái xảy ra khi người lao động được giao nhiệm vụ có mức độ thử thách lý tưởng. Chúng được thiết kế không quá dễ dàng đến mức buồn chán, cũng không quá khó khăn khiến áp lực và mệt mỏi. Vì vậy, nhân sự sẽ cảm thấy hài lòng và phấn khởi khi hoàn thành công việc.

Rơi vào tình trạng rust out kéo dài sẽ dẫn đến việc giảm năng suất, khả năng sáng tạo, gia tăng tỷ lệ mất tập trung. Điều này rõ ràng không tốt cho cá nhân người lao động cũng như nơi họ làm việc.

Free photo teenager being cyberbullied on smartphone

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới “rust out”, trong số đó có thể là trình độ nhân sự cao hơn những việc được giao.

Đâu là nguyên nhân?

Theo The Conversation, với trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, người lao động hiện nay thường có kỹ năng cao hơn so với yêu cầu của công việc.

Trong những giai đoạn bấp bênh như dịch bệnh, suy thoái kinh tế, nhiều nhân sự phải chấp nhận làm những công việc đòi hỏi ít kỹ năng hơn những gì mình có. Xu hướng này càng làm trầm trọng thêm tình trạng rust out chốn công sở.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ đã ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh tinh thần của con người. Ngày nay, con người thường không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm. Họ không thấy bản thân đang đóng góp thực tế vào công việc. Hệ quả là họ mất đi một mục đích để phấn đấu.

Có ba yếu tố quan trọng nhất tại nơi làm việc đối với người lao động: quyền tự chủ, quyền làm chủ và mục tiêu làm việc.

Nhân sự sẽ hài lòng về công việc nếu…

Một số nhà nghiên cứu cho rằng ba yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động tại nơi làm việc là quyền tự chủ, quyền làm chủ và mục tiêu làm việc.

Tự chủ là cảm giác tự do khi nhân viên được quyền đưa ra quyết định về cách làm việc và những gì họ làm.

Làm chủ là cảm giác tiến bộ khi nhân sự được cải thiện, phát triển kỹ năng và chinh phục những thử thách mới.

Mục tiêu làm việc xuất hiện khi người lao động cảm thấy rằng mình đang cống hiến cho một điều gì đó lớn lao và có ảnh hưởng tích cực đến thế giới.

Ba yếu tố này góp phần tạo nên cảm giác hài lòng, thỏa mãn và có mục tiêu. Khi chúng không được đáp ứng, nhân viên sẽ dần dần mất tinh thần.

Một yếu tố khác là động lực, thường có thể được chia thành hai loại. Động lực bên ngoài khuyến khích bạn làm điều gì đó vì có phần thưởng, dù là tiền hay chỉ là lời khen ngợi.

Động lực nội tại giúp duy trì tinh thần cống hiến vì nó mang lại niềm hạnh phúc. Nếu động lực nội tại không tồn tại, ngay cả các phần thưởng bên ngoài cũng không thể kích thích nhân viên tập trung vào công việc.

Giải pháp

Sáng kiến về tuần làm việc bốn ngày và làm việc linh hoạt (hybrid) mang lại cho nhân viên quyền tự chủ. Họ có thời gian học các kỹ năng mới, tìm ra những mục tiêu để cống hiến. Đây chính là các cơ sở vững chắc để thúc đẩy một cá nhân tiếp tục lao động hăng say.

Bên cạnh đó, theo The Conservation, để xoá bỏ tình trạng rust out, các doanh nghiệp không chỉ cần khiến nhân sự làm việc chăm chỉ mà còn phải kích thích sự sáng tạo ở mỗi cá nhân.

Những doanh nghiệp khuyến khích sự sáng tạo, ví dụ thông qua môi trường làm việc tích cực, mối quan hệ lành mạnh giữa sếp và nhân viên, thường có sự cạnh tranh, năng suất lao động và hiệu suất làm việc cao hơn.

Ngoài ra, để nhân viên sáng tạo và đổi mới, họ cần có thời gian để làm các công việc khác nhau. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã đi tiên phong trong việc này.

Atlassian, một công ty phần mềm của Australia, cho phép nhân viên có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trong một ngày. Trong khi đó, Google thực hiện một chiến lược tương tự được gọi là quy tắc 20%. Theo đó, nhân viên được khuyến khích dành tới 20% thời gian làm việc của họ để theo đuổi các dự án cá nhân.

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới, hãy tham khảo thôn tin từ các tập đoàn lớn tuyển dụng tại Nghệ An, hoặc tuyển dụng việc làm Quảng Nam. Bạn cũng có thể xem qua tuyển dụng tại Quãng Ngãitìm việc làm Thanh Hóa. Đừng bỏ lỡ tuyển dụng Thừa Thiên Huế hay các việc làm xây dựng TPHCM với chế độ làm việc tốt và phúc lợi hấp dẫn. Khám phá ngay cùng chúng tôi tại VietnamWorks!

>> Xem thêm: Là thế hệ tiếp nối, ta cần những trạm biến áp kỳ cựu

— HR Insider/Zing News —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới,...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến...

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers