adsads
1200 900 hành trang (11)
Lượt Xem 5 K

Một số người nói rằng năm 2023 sẽ là một bước ngoặt đối với cả thế giới, sau 3 năm đại dịch khiến hoạt động kinh doanh và công việc cá nhân bị đình trệ. Dịch tan, tôi lại thấy nhiều hơn thách thức mới đòi hỏi con người vượt qua.

Có một quy luật thường thấy: Khi một thảm họa lớn dần biến mất, nó sẽ đi kèm với việc tổ chức lại và đổi mới xã hội. Năm 2023, vô số ngành công nghiệp sẽ phải đối mặt với bước ngoặt sinh tử, những người làm công ăn lương như chúng ta lại bước vào giai đoạn khó khăn khi cơn bão sa thải đang “hoành hành”.

Trong một xã hội tưởng chừng như êm đềm, nhưng thực chất bên dưới đang có những dòng chảy ngầm đầy sóng gió. Thời kỳ hậu đại dịch, để trở thành người nổi bật trước những làn sóng xô không ngừng, tôi mong bạn hiểu 3 quy luật sinh tồn này.

Quy luật chim sẻ: Thích nghi với thời cuộc

Trong một thành phố bê tông cốt thép, có rất ít loài chim và thú có thể cùng tồn tại với con người. Nhưng có một loài chim ngoại lệ, đó là chim sẻ.

Với nhiều loài chim, tiếng ồn ào liên tục, ô nhiễm ánh sáng vào ban đêm và khói xe đều là những yếu tố có thể giết chết chúng. Do đó, hầu hết các loài chim sẽ chọn cách tránh xa thành phố và đến những nơi vắng vẻ hơn để sinh tồn. Còn chim sẻ lại chủ động xâm nhập vào lãnh thổ của con người và tự điều chỉnh lối sống của theo cuộc sống của con người.

Trong quá khứ, chim sẻ ăn côn trùng và hạt giống cây trồng. Nhưng ngày nay, những con chim sẻ ăn cả thức ăn do con người cho hoặc thức ăn thừa. Trong tự nhiên, chim sẻ làm tổ trong các hốc cây. Nhưng khi đến thành phố, mọi thứ từ ống khói đến mái nhà đều có thể là nơi trú ngụ của chúng.

3 năm sau đại dịch, chứng kiến cơn bão sa thải khốc liệt, tôi ngầm nhận ra 3 quy luật sinh tồn: Người hiểu được mới sống tốt, ngược dòng bất chấp mọi biến chuyển cuộc đời - Ảnh 1.

Nhà chính trị người Ireland George Bernard Shaw từng nói: “Người biết lí lẽ khiến bản thân mình thích nghi với thế giới, người không biết lí lẽ khăng khăng muốn khiến thế giới thích nghi với mình”

Dấu hiệu của một người trưởng thành là khả năng liên tục chấp nhận thử thách và thích nghi với những cập nhật mới của xã hội. Ngược lại, nếu hôm nay bạn đắm chìm trong sự ổn định của chính mình, ngày mai bạn sẽ bị sóng xã hội vỗ vào bờ và không thể xoay chuyển được.

RT-Mart, được thành lập bởi Huang Mingrui, từng được biết đến trong ngành bán lẻ như một trung tâm mua sắm huyền thoại không đóng cửa một cửa hàng nào trong 19 năm. Nhưng tất cả sự rực rỡ đã trở thành lịch sử với việc mua lại của Alibaba.

3 năm sau đại dịch, chứng kiến cơn bão sa thải khốc liệt, tôi ngầm nhận ra 3 quy luật sinh tồn: Người hiểu được mới sống tốt, ngược dòng bất chấp mọi biến chuyển cuộc đời - Ảnh 2.

Vào thời điểm đó, ngành thương mại điện tử đột ngột phát triển và nhiều cửa hàng truyền thống bắt đầu kinh doanh giao hàng trực tuyến.

Nhưng Huang Mingrui bác bỏ điều này vì ông cho rằng logic đốt tiền của thương mại điện tử không phù hợp với luật kinh doanh dù con gái Huang đã nhắc nhở ông về sự nổi lên của các cửa hàng trực tuyến gần đó.

Các giám đốc của RT-Mart vẫn cho rằng các cửa hàng truyền thống vẫn đang phát triển và không cần lãng phí tiền cho thương mại điện tử. Khi Huang Mingrui nhận thức được thực tế thì đã quá muộn.

Người xưa đã nói: Thuận theo xu thế thì thịnh, đi ngược xu thế thì diệt vong.

Thế giới đang thay đổi từng phút, và sự trì trệ của bạn về cơ bản là “giết chết” chính bạn. Chỉ bằng cách theo kịp tốc độ của thời đại và liên tục cập nhật kiến thức của bản thân, chúng ta mới có thể bất khả chiến bại trong những thời điểm không chắc chắn.

@vietnamworks_official

Lời khuyên dành cho các bạn trẻ mới ra trường #HelloVietnam #vietnamworks #swot #career

♬ nhạc nền – VietnamWorks – VietnamWorks

Sau khi dịch bệnh được phát hành, thời thế sẽ còn thay đổi chóng mặt hơn. Mấu chốt là bạn có theo kịp nhịp điệu này và chấp nhận sự ra đời của cái mới hay không. Khi người khác không hiểu, bạn hiểu; khi người khác hiểu, bạn đang làm; khi người khác làm, bạn đã thành công. Tất cả các cơ hội đòi hỏi bạn phải nắm bắt chúng với nhận thức xuất sắc nhất.

Tư duy của cá phổi: Giải quyết vấn đề tiến thoái lưỡng nan

Ở châu Phi, mỗi khi mùa khô đến, vô số loài động vật và thực vật chết vì không chịu nổi cái nóng khắc nghiệt. Nhưng có một loài cá phổi kỳ diệu có thể sống sót qua nhiều năm, được người dân địa phương gọi là “cá bất tử” .

Làm thế nào để cá phổi làm điều đó?

Hóa ra mỗi khi hạn hán đến, cá phổi sẽ đào hố dưới đáy sông và vùi mình trong hố sâu 20 cm, chỉ chừa một lỗ nhỏ để thở. Khi mùa khô kết thúc, nước tràn vào và đất xung quanh mềm ra, cá phổi sẽ thức dậy và chui ra khỏi hang. Cá phổi không chọn đau đớn chờ đợi cái chết như nhiều sinh vật khác mà tìm cách phá vỡ quy tắc để sinh tồn, giải quyết mọi khó khăn.

3 năm sau đại dịch, chứng kiến cơn bão sa thải khốc liệt, tôi ngầm nhận ra 3 quy luật sinh tồn: Người hiểu được mới sống tốt, ngược dòng bất chấp mọi biến chuyển cuộc đời - Ảnh 3.

Nhiều người cho rằng số phận con người khác nhau chính là bởi khả năng vượt qua khó khăn cũng khác biệt. Nếu gặp nghịch cảnh mà chỉ biết than vãn, ngồi chờ chết, thì một khi biến chuyển đến, bạn sẽ bị đào thải một cách tàn nhẫn.

Nhưng nếu bạn thay đổi tư duy của mình, ngay lập tức nghiên cứu hành động cấp thiết thì dù bế tắc vẫn nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm.

Đại văn hào Balzac đã nói: “Sự việc trên đời không bao giờ là tuyệt đối, kết quả khác biệt là do mỗi người. Đau khổ là bàn đạp cho thiên tài, là của cải cho những người có năng lực, và là vực thẳm cho những người yếu thế”.

Đợt thủy triều mang tên Covid-19 đã tàn, nhưng đợt thủy triều mới sẽ có thể nổi lên mọi lúc, mọi nơi. Năm nào cũng sẽ có nhiều thách thức, người tiêu cực và chểnh mảng sẽ chỉ biết bất lực còn người luôn sẵn sàng tâm thế sẽ luôn có sự chuẩn bị tối thiểu để vượt qua khó khăn.

Hiệu ứng con cua: Tự mình đổi mới

Có thể bạn đang cảm thấy rằng những thay đổi của thời đại nhanh hơn và đáng sợ hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. 40 năm kể từ khi chiếc máy tính đầu tiên và sau đó là Internet ra đời. Thương mại điện tử đã trỗi dậy được 5 năm. Sự phổ biến của điện thoại thông minh và gia tăng của livestream xuất hiện 2 năm gần đây. Thế giới đang thay đổi từng phút từng giây và cơn gió sẽ xuất hiện trong giây tiếp theo bất cứ lúc nào.

Trong tự nhiên, cua là loài đã tồn tại trên trái đất hơn 500 triệu năm và vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cua con muốn lớn lên phải trải qua quá trình lột xác đầy đau đớn và đấu tranh từ lớp vỏ cũ cho đến khi hình thành vỏ mới cứng cáp, giúp chúng tự vệ khỏi những kẻ săn mồi.

3 năm sau đại dịch, chứng kiến cơn bão sa thải khốc liệt, tôi ngầm nhận ra 3 quy luật sinh tồn: Người hiểu được mới sống tốt, ngược dòng bất chấp mọi biến chuyển cuộc đời - Ảnh 4.

Con người cũng vậy, nếu không từ bỏ lớp vỏ để làm mới, tiến bộ lên từng ngày, nhìn thế giới với lăng kính rộng mở hơn thì bạn đang không còn xa với khủng hoảng.

Một cư dân mạng tên Yan kể về câu chuyện của mình. Năm 2016, anh Yan làm công việc viết tài liệu trong doanh nghiệp nhà nước. Dù công việc ổn định, tiền lương không tệ, lương hưu cũng được đảm bảo và không có áp lực nhưng Yan quyết định rời đi sau nửa năm.

Sự thoải mái này mà anh Yan cảm thấy hoảng sợ chưa từng có. Công việc lặp đi lặp lại, có bản thảo thậm chí không cần động não, chỉ cần lấy lại bài cũ “xào” là được. Chính quá trình rập khuôn này, Yan đã quên hết kiến thức chuyên môn của mình.

3 năm sau đại dịch, chứng kiến cơn bão sa thải khốc liệt, tôi ngầm nhận ra 3 quy luật sinh tồn: Người hiểu được mới sống tốt, ngược dòng bất chấp mọi biến chuyển cuộc đời - Ảnh 5.

Tụ tập với bạn đại học, nhìn thấy họ tỏa sáng trong lĩnh vực của mình còn Yan thấy bản thân như người gỗ, chỉ có thể ngây người một góc không biết tiếp chuyện ra sao. Sau khi tự đấu tranh tâm lý, anh chọn từ chức và bắt đầu công việc mới ở mảng truyền thông.

Ban ngày ở công ty làm việc, buổi tối về nhà tiếp tục “chiến đấu”, ngoại trừ lúc ngủ thì đầu óc Yan toàn công việc. Chỉ sau 3 năm dày công tu luyện, anh Yan không chỉ trở thành người đứng đầu ngành mong muốn mà còn nhận được mức lương cao đáng ghen tỵ.

Đối mặt với cách mạng đổi mới từ công nghệ thông tin đến con người nhanh chưa từng có, người liên tục cập nhật vốn kiến thức, kỹ năng của bản thân cũng như năng lực trong công việc sẽ không cần lo lắng về khả năng bị đào thải.

Ba năm sau đại dịch, khi làn sóng sa thải vẫn đang tiếp tục “hoành hành”, bạn chỉ có 2 lựa chọn, hoặc xuất sắc hoặc bị loại, không có vị thế ở giữa “tầm tầm” làng nhàng. Điều chúng ta phải làm là thích ứng với thời đại, phá vỡ tình thế khó khăn và đổi mới chính mình mỗi ngày. Chỉ có như vậy, bạn mới không sợ biến chuyển của xã hội làm gây khó dễ.

 

Xem thêm: Chuyện tìm việc: Đi ứng tuyển, đừng mang tâm lý đi “xin việc”

— HR Insider/Theo báo CAFEF —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers