adsads
shutterstock 115957435 1
Lượt Xem 16 K

Một trong những bước cần làm khi viết đơn xin nghỉ việc đột xuất chính là lý do hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải sắp xếp công việc và người thay thế trong thời gian nghỉ phép để hiệu suất công việc không bị gián đoạn. Cùng HR Insider tìm hiểu xem cách xin nghỉ việc đột xuất không làm mất lòng cấp trên qua bài biết sau đây nhé!

Cách xin nghỉ việc đột xuất cần phải có một lý do hợp lý

Sức khỏe

Cơ thể suy nhược, cảm cúm hoặc có lịch hẹn khám bệnh định kỳ… là những lý do chính đáng để bạn xin nghỉ việc. Bởi khi cơ thể ốm, bạn không thể làm việc hiệu quả cũng như khả năng lây lan hoặc khiến đồng nghiệp lo lắng cũng là điều không nên. Đừng nghĩ rằng, một cơn ốm nhẹ là không sao hay sự mệt mỏi sẽ nhanh chóng chấm dứt, bạn không thể lường trước được sức khỏe của bạn sẽ như thế nào nếu không được nghỉ ngơi đúng cách đâu đấy!

Vậy nên, những lý do liên quan đến sức khỏe sẽ luôn được cấp trên ghi nhận, thông cảm. Việc bạn cần làm là báo rõ ngày giờ nghỉ phép, công việc đang phụ trách và yên tâm dưỡng bệnh.

 Áp lực từ công việc lớn

Trong công việc, khi bạn cảm thấy khối lượng quá tải hoặc không thể tiến xa hơn nữa, bạn cũng có thể xin nghỉ đột xuất. Bất kỳ nhân viên nào cũng sẽ trải qua những tháng ngày mệt mỏi, căng thẳng với nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có năng lượng để thực hiện thật tốt. Cách tốt nhất chính là bạn nói rõ vấn đề đang gặp phải và có thể xin nghỉ phép vài ngày,  để lấy lại tinh thần. Hoặc nếu bạn cảm thấy môi trường này không thể giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp, thì áp lực công việc chính là cách xin nghỉ việc đột xuất mà bạn nên áp dụng.

Cần giải quyết gấp việc gia đình

Không một cấp trên nào trách móc hoặc phê phán bạn vì nghỉ việc với lý do có việc gia đình. Vì gia đình là ưu tiên hàng đầu với mỗi người, nên việc này khá quan trọng, nếu không giải quết sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều. Do đó, khi gia đình có việc cần giải quyết, bạn hãy xin nghỉ việc một thời gian để chuyên tâm lo cho gia đình.

Những lưu ý về cách xin nghỉ việc đột xuất

Hiểu rõ quy trình của công ty

Không ít doanh nghiệp, công ty khá khắt khe trong vấn đề xin nghỉ việc của nhân viên. Bởi họ thường yêu cầu người lao động báo trước thời gian nghỉ việc từ 1 – 2 tháng hoặc nếu nghỉ phép cũng phải xin trước 3 – 7 ngày. Vì thế, tùy vào quy định của công ty và tính cách của cấp trên, nhà lãnh đạo, mà bạn có sự chuẩn bị phù hợp để nhanh chóng được phê duyệt.

Viết một bức thư hoặc email xin nghỉ việc đột xuất

Bạn nên dành thời gian để viết đơn xin nghỉ việc hoặc email để thể hiện sự tôn trọng của bạn với cấp trên và ban lãnh đạo công ty. Đồng thời, điều này cũng thể hiện trách nhiệm của bạn với công việc và bộ phận của bạn có kế hoạch tìm người thay thế trong thời gian bạn vắng mặt. Hãy nêu rõ lý do nghỉ việc và đừng quên gửi lời cảm ơn nhé!

Làm việc chuyên nghiệp đến phút chót

Thông thường, tâm lý của người sắp nghỉ việc sẽ rất ung dung, thư thái và có xu hướng phớt lờ vì dù sao cũng sắp rời khỏi công ty. Để cách xin nghỉ việc đột xuất của bạn để lại ấn tượng tốt cho mọi người, bạn tuyệt đối không được làm thế mà phải luôn giữ thái độ hòa nhã, tôn trọng với cấp trên, đồng nghiệp và thực hiện nhiệm vụ đến ngày cuối cùng.

Dù thôi việc hay nghỉ phép cũng cần tìm người thay thế

Mỗi công việc, mỗi vị trí đều có đặc thù riêng, đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn mà không phải ai cũng có thể đảm nhận. Bạn cần tìm người thay thế mình để giải quyết mọi thứ phát sinh khi bạn vắng mặt hoặc thôi việc, để thể hiện bạn là người làm việc có trách nghiệm và chuyên nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn cách xin nghỉ việc đột xuất nhưng không làm mất lòng cấp trên. Hy vọng, bài viết sẽ có ích với bạn và bạn luôn là một nhân viên ưu tú, đáng kính trong mắt mọi người.

>>>Xem thêm: Bạn có biết: Đơn xin nghỉ việc thế nào là chuyên nghiệp và hiệu quả?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers