adsads
shutterstock 2056138637
Lượt Xem 753

1. Mục tiêu trong công việc là gì ?

Khi nhắc đến mục tiêu trong công việc, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh người bắn cung tên. Việc xác định mục tiêu càng rõ ràng, chính xác bao nhiêu sẽ đem lại hiệu quả bấy nhiêu. 

Mục tiêu trong công việc ví như đích đến mà chúng ta muốn hướng tới. Vì thế, xác định mục tiêu trong công việc là bước quan trọng giúp bạn gặt hái được thành công. 

Hiện nay, một số bộ phận giới trẻ đi làm nhưng vẫn còn rất mơ hồ về mục tiêu trong công việc là gì. Việc không xác định được đích hướng đến khiến nhiều người không đạt được hiệu quả làm việc và không xác định được con đường phát triển cho chính mình. Để thoát ra sự mơ hồ đó, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu hiện tại bản thân trong công việcmục tiêu dài hạn trong công việc của chính mình. Đây là bước khởi đầu để chúng ta vạch ra hướng phát triển cho chính bản thân mình.  

Có thể thấy, mục tiêu như một điểm đến rõ ràng trên bản đồ. Việc xác định và thành lập kế hoạch hướng đến mục tiêu và yếu tố then chốt giúp bạn đạt được mục tiêu kỳ vọng. 

2. Cách lập mục tiêu hiệu quả trong công việc

Việc lập mục tiêu trong công việc hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được thành công. Tuy nhiên, nhiều người “đi không đến nơi” hoặc không biết cách lập mục tiêu hiệu quả dẫn đến thất bại. Nếu bạn vẫn chưa tìm ra cách lập mục tiêu cho bản thân mình, hãy cùng tham khảo những bước lập mục tiêu sau đây nhé. 

Cụ thể hóa mục tiêu cần thực hiện

Để lập mục tiêu trong công việc hiệu quả, bạn cần đặt ra câu hỏi và đưa ra các giải pháp để xử lý chúng. Làm được điều này, mục tiêu trong công việc của bạn sẽ dần được hé lộ: 

What – Điều gì bạn cần hướng đến? Mục tiêu công việc sắp tới của bạn là gì ?

Who – Ai sẽ là người thực hiện mục tiêu đó? 

When – Mục tiêu này sẽ hoàn thành trong vòng bao lâu?

Where – Mục tiêu công việc này được thực hiện ở đâu? Cách thức thực hiện ra sao? 

Why – Tại sao bạn cần hoàn thành mục tiêu này? 

Trả lời được câu hỏi trên, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho mục tiêu của chính mình. Đây là bước đầu tiên cũng là bước cơ bản giúp bạn thành lập mục tiêu trong công việc của mình. 

Đo lường cho mục tiêu

Dù mục tiêu công việc là gì, bạn cũng cần gắn cho chúng ít nhất một yếu tố đo lường. Điều này giúp bạn định lượng được quá trình thực hiện mục tiêu đang ở bước nào và còn bao lâu để hoàn thành mục tiêu đề ra. 

 Hãy chắc chắn các yếu tố đo lường gắn với mục tiêu có tính định lượng, khách quan. Tuyệt đối không nên gắn việc thực hiện mục tiêu đề ra với các yếu tố có tính ước lượng, cảm tính. Điều đó có thể sẽ khiến bạn đánh giá, nhận định sai lầm khi hành động hướng đến mục tiêu.

Cụ thể như: Mục tiêu bạn đề ra là hoàn thành công việc đúng hẹn để không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Trong trường hợp này, bạn cần gắn các yếu tố đo lường như: sắp xếp công việc khoa học và kiểm tra mỗi ngày việc hoàn thành công của của chính mình. Sau một tháng thực hiện, bạn nên xem xét lại quá trình làm việc của mình và rút kinh nghiệm cho bản thân. 

Xác định tính khả thi của mục tiêu

Mục tiêu công việc đề ra cần có tính thử thách nhưng không có nghĩa bạn biến mục tiêu của mình thành nhiệm vụ bất khả thi. Do đó, chúng ta nên xem xét khả năng của bản thân hoặc của team để thiết lập mục tiêu vừa mang tính thử thách, vừa không vượt quá khả năng có thể thực hiện được.  

Để xác định được tính khả thi của mục tiêu, chúng ta cần hiểu rõ đâu là điểm giới hạn cho mục tiêu công việc này. Điều đó sẽ giúp bạn không đặt mục tiêu vượt quá khả năng có thể thực hiện được.

Ví dụ như: Bạn là người mới bắt đầu luyện tập thể thao. Bạn có thể lựa chọn gói tập luyện dành cho người mới bắt đầu và giới hạn luyện tập 3 lần/ tuần cho bản thân mình. Sau một thời gian luyện tập, nếu cơ thể thích nghi tốt bạn có thể nâng dần số buổi luyện tập. Việc này sẽ giúp cho cơ thể của bạn làm quen và thích ứng với việc luyện tập mỗi ngày. Nếu giới hạn của bạn là 5 buổi/tuần, luyện tập thêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi là không đáp ứng được công việc của mình. Hiểu rõ giới hạn của cơ thể và đặt ra mục tiêu luyện tập sẽ đảm bảo cho sức khỏe và công việc của bạn.

Đặt thời gian hoàn thành mục tiêu

Một mục tiêu công việc có hoàn hảo đến đâu cũng khó đi đến đích nếu không biết đặt thời gian thực hiện cho nó. Đó là lý do khiến nhiều người thất bại khi tự lập mục tiêu công việc cho chính mình. Thời gian hoàn thành mục tiêu quá gấp sẽ tạo áp lực không cần thiết lên bạn hoặc toàn team. Ngược lại, thời gian hoàn thành mục tiêu quá dài sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và nguồn lực vào nó. Vì vậy, việc thiết lập thời gian hoàn thành mục tiêu rất quan trọng. Để làm được điều đó, bạn cần kiểm tra thời gian thực hiện công việc trong quá khứ để chọn mốc thời gian cho phù hợp với tình hình thực tại của mình.

Thiết lập mục tiêu giống như việc bạn xác lập đích đến trong công việc của mình. Việc không lập mục tiêu công việc rõ ràng có thể dẫn đến thất bại trong công việc. Bởi chính bạn không hình dung rõ hướng đi cho chính mình. Từ đó, bạn khó có thể tập trung sức lực, sự chú tâm vào chính công việc của mình. Vì thế, bước xác nhận mục tiêu là nền móng cho thành công sau này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho nhiều bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Làm gì khi năng lực được định giá bằng mối quan hệ?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers