• .
adsads
shutterstock 1530532046 1
Lượt Xem 563

Tập thở

Trong quá trình mắc covid, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hô hấp đã khiến não bộ thiếu đi lượng oxi cần thiết dẫn đến việc các quá trình chuyển hóa bị rối loạn

Lượng máu lên não ít, không cung cấp đủ oxy cho não đã làm kết nối giữa các tế bào thần kinh bị rối loạn. Do đó, việc phân bổ oxi hoặc các dưỡng chất, năng lượng không đều đến các tế bào không đảm bảo được hoạt động bình thường của trí não

Việc não thiếu Oxi trong thời gian dài, dẫn đến hội chứng giảm trí nhớ của hậu covid. Các bệnh nhân mắc covid sau khi khỏi bệnh luôn tập trung vào việc khắc phục các vấn đề khác mà quên rằng việc tập thở cũng rất quan trọng. 

Do đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng tư vấn rất nhiều về sự quan trọng của việc tập thở, bệnh nhân cần kiên trì tập thở đều đặn mỗi ngày. Đây là bài tập đơn giản, cần thực hiện mỗi ngày để có được kết quả tốt.

Bước 1: ngồi thẳng lưng, đặt một tay lên bụng, tay kia đặt lên trên ngực.

Bước 2: môi mím lại, từ từ hít vào bằng mũi, hít sâu nhất có thể, cảm nhận từ từ phần bụng phình to ra.

Bước 3: Nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, bụng hóp lại.

Bước 4: Lặp đi lặp lại các động trên từ 4 – 6 lần trong ngày, mỗi một lần từ 10 – 15 phút, kiên trì luyện tập hàng ngày.

Kế hoạch nghỉ ngơi và chế độ ngủ hợp lý

Có rất nhiều người sau khi mắc Covid có triệu chứng mất ngủ, suy giảm trí nhớ. Một giấc ngủ ngon có tác động rất lớn cho đến khả năng tăng cường trí nhớ, hạn chế hậu covid bởi khi ngủ là lúc các tế bào thần kinh có cơ hội để phục hồi sau những áp lục được tích tụ trong một ngày và chúng tự chữa được những tổn thương đó.

Nếu như người bệnh không có một giấc ngủ ngon hoặc chế độ nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái thiếu năng lượng, kiệt quệ, chán nản, càng khiến cho chứng giảm trí nhớ càng trở nên nặng nề hơn.

Vậy, bạn cần rèn luyện thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày và nghỉ ngơi từ 30-45 phút vào buổi trưa là cách giúp giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ và các triệu chứng khác của covid.

Áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp

Nếu bạn có một chế độ ăn uống kém lành mạnh hay mất cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng đến thiếu năng lượng và trở nên uể oải, khó tập trung trong mọi việc hay trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

Đặc biệt, việc nạp nhiều chất béo, chế độ ăn nhiều đường thiếu các dưỡng chất vitamin gây hại cho chức năng thần kinh, do làm tăng mức độ căng thẳng và cản trở chức năng nhận thức.

Vì vậy, bạn nên thay đổi sang chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường chức năng não bộ, giúp não hoạt động tốt hơn. Bạn nên ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều axit-béo omega-3 có sẵn trong cá, đậu và các loại hạt; đồng thời tránh các chất kích thích: bia rượu, cà phê,…

Uống đủ nước cho cơ thể

Bổ sung nước không chỉ giúp cơ thể tăng cường khả năng chuyển hóa, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Giữ đủ nước là một trong những nhân tố giúp cơ thể phục hồi các triệu chứng hậu Covid: mệt mỏi, hụt hơi,.. Bạn cố gắng uống đủ 8 ly nước mỗi ngày, mỗi ly khoảng 200ml. Mặt khác, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể bằng các ly nước ép trái cây, các loại súp, canh… hàng ngày.

Lên kế hoạch và chia nhỏ các công việc trong trong một ngày

Để khống chế việc mệt mỏi, giảm trí nhớ một cách hiệu quả, không nên vội vàng lao ngay vào công việc mà nên từ từ. Nếu bạn có nhiều công việc, cố gắp lập bảng kế hoạch, sắp xếp thứ tự: ưu tiên cho những việc quan trọng trong ngày cần giải quyết trước và sắp xếp vào thời điểm bạn trần đầy năng lượng. 

Việc chia nhỏ khối lượng công việc ra khiến bạn cảm thấy mình kiểm soát được công việc, không cạn kiệt năng lượng, không còn cảm giác mình đã bỏ quên việc và còn rèn luyện được tính tư duy sắp xếp. Đặc biệt, với dân văn phòng, việc ghi chép là một trong những điều thiết yếu, bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình một quyển số cá nhân. Ngoài việc ghi chép những công việc hàng ngày, bạn có thể những ý kiến, ý tưởng quan trọng, điều này tránh việc bạn bỏ quên vài thứ.

Gặp gỡ người thân trong gia đình và kết nối với bạn bè

Việc gặp mọi người bất kể gặp trực tiếp hay liên lạc qua điện thoại, việc kết nối có thể giúp bạn cảm thấy phấn chấn hơn và giữ cho não bộ của bạn hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, điều này giúp mọi người còn biết rõ được tình trạng sức khỏe của bạn ra sao, và có những hỗ trợ, giúp đỡ bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn này.

Gặp chuyên gia tâm lý

Bạn đã làm thử hết những cách bên trên, và cảm thấy triệu chứng tâm trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên gặp một chuyên gia tâm lý để tiến hành trị liệu, tư vấn và có thêm những hướng dẫn chuyên môn hơn.

 

>> Xem thêm: Đâu là cách để tìm ra tố chất lãnh đạo của ứng viên khi phỏng vấn

— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers