adsads
New Project 10 1
Lượt Xem 6 K

Giao việc đúng khả năng của nhân viên

Tất cả mọi người, ai cũng sẽ có điểm mạnh và những điểm còn hạn chế. Việc của nhà quản lý là tìm hiểu và quan sát để phát hiện ra những ưu điểm của nhân viên và phát huy chúng. Công việc được giao phù hợp với năng lực và điểm mạnh cho nhân viên sẽ được hoàn thành một cách tốt nhất. 

Điều này giúp cho công việc được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và đỡ tốn rất nhiều thời gian. Đồng thời, người nhân viên được giao việc sẽ vui vẻ nhận phần công việc của mình mà không thể đùn đẩy cho người khác hoặc từ chối với bất cứ lý do nào.

Phân chia công việc rõ ràng

Công việc cần được phân chia rõ ràng, minh bạch, tránh trường hợp tị nạnh, mâu thuẫn trong nội bộ. Bên cạnh đó, khi giao việc cho nhân viên, bạn cần phải trao đổi kỹ lưỡng những yêu cầu của mình để tiết kiệm thời gian sửa chữa.

Deadline là điều không thể thiếu để tạo dựng văn hóa làm việc khoa học, bài bản và có nguyên tắc. Là một nhà quản lý thông minh, có kỹ năng giao việc cho cấp dưới bạn hãy biết cách set deadline phù hợp, tiết kiệm thời gian và tận dụng được tối đa năng lực của nhân viên.

Góp ý công việc chân thành trước mặt nhân viên

Sau khi bạn đã nhận xét thẳng thắn về mức độ hoàn thành công việc đã giao cho nhân viên, là một người sếp bạn còn phải biết cách góp ý chân thành trước mặt nhân viên để họ hiểu rõ hơn về công việc và khắc phục được những sai sót. Đồng thời để cho nhân viên tâm phục khả năng chuyên môn của bạn. Việc góp ý chân thành cũng là cách để gắn chặt mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong công việc.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc

Để đảm bảo tiến độ công việc, các nhà quản lý cần chú ý kiểm tra và giám sát công việc thường xuyên. Tuy nhiên, không nên can thiệp quá sâu vào công việc của họ. Bạn nên đánh giá nhân viên của mình thông qua hiệu quả công việc thay vì quan trọng hóa quá trình hay phương pháp thực hiện.

Đánh giá công việc rõ ràng sau khi bàn giao

Sau khi nhân viên hoàn thành công việc và bàn giao công việc cho cấp trên. Người sếp nên xem xét và đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Theo đó, trên thang điểm 10 thì nên đánh giá rõ ràng cho nhân viên biết họ đã đạt được những ưu điểm nào, có hoàn thành tốt công việc mà sếp mong muốn hay chưa. Điều đó sẽ làm họ nhận thức đúng giá trị của bản thân họ để từ đó cố gắng hơn trong công việc.

Có chính sách thưởng phạt rõ ràng sau khi giao việc

Để người nhân viên hoàn toàn cống hiến hết công sức trong công việc, người sếp nên có chính sách thưởng phạt rõ ràng sau khi giao việc cho nhân viên. Đặc biệt là những công việc quan trọng trong khoảng thời gian nước rút. Theo đó, một phần thưởng nhỏ và lời khen tặng, động viên cũng góp phần khích lệ tinh thần làm việc của người lao động. Có như vậy, công ty mới thật sự phát triển bền vững và ổn định.

Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả công việc là cơ hội để cả hai bên nhìn lại toàn bộ quá trình công việc và rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích. Để đảm bảo kết quả thực hiện công việc tốt, thời điểm đánh giá nên diễn ra trước thời hạn deadline một khoảng thời gian đủ để nhân viên có thể thực hiện những công việc phát sinh trong trường hợp có vấn đề xảy ra.

Khi đánh giá kết quả công việc bạn cần lưu ý là đánh giá công việc, hành vi thực hiện công việc dựa vào những mong đợi và tiêu chí mà cả hai bên đã thống nhất với nhau lúc giao việc. Phần quan trọng nhất là bạn phải cho nhân viên những phản hồi và nhận phản hồi từ nhân viên.

Trên đây là những cách giao việc đúng cách cho nhân viên mà doanh nghiệp nên biết để nhân viên làm tốt công việc của họ và tâm phục khẩu phục người sếp của mình. Hy vọng bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích và quý giá. 

>>> Xem thêm: Xa mặt nhưng không cách lòng, đây là cách để sếp gắn kết với “Remote Workers”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers