adsads
New Project 77
Lượt Xem 19 K

Do đó, thay vì cố phủi bỏ, điều chúng ta cần làm là đón nhận theo hướng tích cực hơn. Trong môi trường công sở, sự nhạy cảm có thể giúp ích cho bạn rất nhiều. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu vì sao cần trở nên nhạy cảm hơn chốn công sở.

Như thế nào là người nhạy cảm?

Theo một vài nghiên cứu khoa học và định nghĩa, người nhạy cảm là người có khả năng cảm nhận và nhạy hơn người bình thường về quan sát, hương vị, sự thay đổi từ môi trường và cảm xúc cá nhân. Họ rất dễ phấn khích nhưng cũng dễ nảy sinh cảm giác lo lắng, buồn sầu. Tuy nhiên, người nhạy cảm lại có trực giác khá tốt đồng thời có khả năng cảm nhận được vấn đề từ những chi tiết nhỏ nhất.

Vậy nên nhạy cảm không hoàn toàn là khuyết điểm, nó có thể trở thành ưu điểm nếu bạn biết cách cân bằng giữa suy nghĩ cá nhân và thực tế. Do đó, thay vì phủ nhận cảm xúc của mình, chúng ta hãy trở nên nhạy cảm hơn tại chốn công sở. 

Vì sao cần nhạy cảm hơn tại chốn công sở?

Với sự cạnh tranh không ngừng, công nghệ phát triển như vũ bão, hầu hết mọi người đều quan trọng hiệu suất và phát triển các kỹ năng cứng. Tuy nhiên, họ lại xem nhẹ sức mạnh của cảm xúc chốn công sở. Thực tế mà nói, những người sở hữu yếu tố này cũng có những ưu điểm đặc biệt, đó là khả năng nhận thức vấn đề, thấu hiểu tâm ý của người khác, ứng xử khéo léo và khả năng kiểm soát hành vi.

Khả năng kiểm soát hành vi tốt

Người nhạy cảm có xu hướng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu tâm ý của đối phương, do đó họ là người suy nghĩ sâu sắc và nhận thức được sức nặng của những lời nói tiêu cực.

Free vector sad people receive bad news feel sorrow stress

Khi trở nên nhạy cảm hơn, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa của lời nói đến mọi người xung quanh. Nhờ đó bạn sẽ biết cách làm chủ hành vi của mình, tránh đưa ra những lời bình phẩm quá nặng nề, làm tổn thương người xung quanh.

Đây thực sự là một ưu điểm tuyệt vời giúp bạn nhận được nhiều sự tôn trọng và yêu mến từ mọi người trong công ty. Điều này còn giúp bạn xây dựng nhiều mối quan hệ chất lượng và phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Tăng khả năng thấu hiểu và đồng cảm

Người nhạy cảm có khả năng quan sát tốt và tinh tế, nên họ sẽ dễ dàng nhận ra sự thay đổi dù là nhỏ nhất từ người khác và luôn đặt mình vào vị trí của người khác.

Do đó, bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu và thông cảm với những câu chuyện, hành vi của đồng nghiệp và cấp trên. Bạn sẽ biết làm thế nào để an ủi hoặc chia sẻ những vấn đề nhạy cảm với họ một cách chân thành nhất.

Điều này cũng giúp họ giao tiếp hiệu quả với mọi người, không chỉ thông qua lời nói mà còn cảm nhận được cả sự tinh tế cả trong cử chỉ lẫn giọng điệu.

Vậy nên, nhạy cảm hơn có thể giúp bạn xây dựng và thắt chặt mối quan hệ của mình với động nghiệp và mọi người trong văn phòng tốt hơn.

Bồi đắp kỹ năng làm việc nhóm 

Nhạy cảm giúp bạn có thể làm việc một cách linh hoạt và khéo léo với nhiều người có tính cách khác nhau. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi và biểu cảm khác thường của mọi người trong team, từ đó có cách giải quyết phù hợp. Cũng nhờ đó, kỹ năng làm việc đội nhóm của người nhạy cảm sẽ tốt hơn vì họ thường chú ý vào các chi tiết nhỏ và  đưa ra góp ý để nhóm cải thiện. 

Nhạy cảm sẽ là một kỹ năng cần có ở những người làm quản lý hoặc lãnh đạo, bởi lẽ nó sẽ giúp họ có cách ứng xử tinh tế và linh hoạt trong quá trình quản trị đội nhóm, từ đó giúp cả team phát triển tốt hơn. 

Trực giác nhạy bén hơn

Những người nhạy cảm thường sẽ tránh ở nơi quá ồn ào hoặc nhiều yếu tố gây nhiễu cho sự tập trung của bản thân. Khả năng quan sát và cảm nhận về hiện tượng xung quanh có thể giúp bạn có trực giác nhạy bén hơn. Do đó, những người sở hữu tính nhạy cảm có khả năng cảm nhận những điều hoặc nhìn ra những vấn đề sắp diễn ra mặc dù chưa có sự xác nhận rõ ràng. Trực giác nhạy bén đôi khi sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề phiền toái xảy ra.

Free vector people with self love hug themselves

Ví dụ: Trực giác nhạy bén là khi bạn muốn làm một việc gì đó nhưng cảm giác bất an nổi lên làm cho họ linh cảm được chuyện chẳng lành. Những lúc như vậy, họ có thể dừng hành động ngay thời điểm đó hoặc tìm các giải pháp để giảm bớt cảm giác không an toàn. 

Mặc dù nhạy cảm đôi khi đem đến cho chúng ta và mọi người xung quanh cảm giác mệt mỏi, nhưng mọi nét tính cách đều có 2 mặt. Nếu có thể tối ưu hóa mặt tích cực của nét tính cách này thì chúng ta có thể trở thành những thành viên tuyệt vời của đội nhóm. Không những vậy, chúng còn giúp bạn biết cách ứng xử và làm việc khéo léo hơn trong môi trường công sở, hỗ trợ con đường thăng tiến của bạn.

Xem thêm: “Ngụy tri thức”, bất tỉnh tưởng được thức tỉnh

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers