adsads
hay tra loi ung vien 3
Lượt Xem 6 K

Làm việc tại phòng Marketing của VietnamWorks, tôi cùng với đội ngũ tư vấn viên phụ trách hỗ trợ các công ty đăng tuyển trên website VietnamWorks.com. Trong thời điểm thị trường nhân lực ngày càng cạnh tranh, thu hút ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển là điều không phải dễ dàng. Nhận được hồ sơ ứng tuyển tức ít nhiều công ty đã tạo được ấn tượng tốt ban đầu với ứng viên. Ngay cả khi ứng viên không phù hợp với vị trí ứng tuyển, việc giữ hình ảnh chuyên nghiệp và ấn tượng tốt cho công ty là điều tôi thấy rất cần thiết để xây dựng thương hiệu tuyển dụng.

 

Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân, đứng dưới góc nhìn của ứng viên về việc làm thế nào để giữ hình ảnh chuyên nghiệp nhất của nhà tuyển dụng khi ứng viên không phù hợp với vị trí ứng tuyển.

 

1. Hãy trả lời ứng viên, đừng bặt vô âm tín

 

Rất nhiều ứng viên gửi thắc mắc cho chúng tôi về việc đã nộp hồ sơ nhưng mãi vẫn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng. Họ bắt đầu đặt câu hỏi ngược lại, liệu hồ sơ của họ đã thực sự đến tay nhà tuyển dụng hay chưa. Vì vậy, bằng cách nào đó, nhà tuyển dụng nên thông báo cho ứng viên về tình trạng ứng tuyển, đừng “bặt vô âm tín”.

 

Thông thường, đối với các tập đoàn/công ty có quy mô lớn, hộp thư email nhận hồ sơ ứng tuyển đều cài đặt chế độ trả lời tự động ngay khi nhận được hồ sơ ứng tuyển. Bằng cách này, nhà tuyển dụng đảm bảo với ứng viên rằng họ đã nhận được hồ sơ ứng tuyển cũng như các bước tiếp theo trong quy trình xét tuyển nếu hồ sơ của họ phù hợp hay không phù hợp với vị trí ứng tuyển.

 

2. Hãy thể hiện sự tôn trọng ứng viên, đừng “đem con bỏ chợ”

 

Còn nhớ lúc mới tốt nghiệp đại học, tôi nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí marketing executive ở một công ty khá nổi tiếng. Khi đó, người nhân sự phụ trách liên lạc với tôi đề nghị một bài viết PR theo chủ đề anh đưa ra như một vòng kiểm tra về khả năng viết lách. Tôi đã rất háo hức nghiên cứu về chủ đề để có thể cho ra đời một bài viết chất lượng và gửi lại cho anh ngay ngày hôm sau (mặc dù thời hạn là 3 ngày).

 

Tôi hồi hộp chờ đợi kết quả nhưng 3 ngày, 1 tuần trôi qua và sau đó 1 tháng,…tôi vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi. Tôi gửi email hỏi lại người nhân sự về tình trạng vị trí ứng tuyển và anh vẫn “im lặng”. Sau này, tình cờ vào trang blog của công ty, tôi vô tình thấy bài viết của mình được đăng nhưng với một cái tên tác giả hoàn toàn khác.

 

Sự việc này xảy ra khiến tôi hoàn toàn thay đổi 100% suy nghĩ của mình về công ty mà trước đây mình luôn ao ước làm việc. Một công ty danh tiếng mà nhiều ứng viên mong muốn làm việc nhưng cư xử với ứng viên thật kém chuyên nghiệp và không-thể-chấp-nhận được.

 

Trường hợp ứng viên không đáp ứng tiêu chuẩn cho vị trí, hay công ty đã tìm được người phù hợp hoặc đột nhiên ngừng đăng tuyển do vấn đề về ngân sách hay thay đổi yêu cầu tuyển dụng khiến cho ứng viên không còn phù hợp với vị trí nữa, ứng viên hoàn toàn xứng đáng nhận được một phản hồi. Thay vì ngó lơ, chỉ mất ít phút để gửi một lá thư từ chối nhẹ nhàng nhưng nhiều nhà tuyển dụng dường như không coi trọng việc này.

 

3. Hãy mở rộng mạng lưới nhân tài, đừng giới hạn cơ hội

 

Cách đây không lâu, một chuyên viên nhân sự từ công ty X gọi điện thoại cho tôi giới thiệu về vị trí cô đang tìm kiếm. Mặc dù tôi trả lời không có ý định thay đổi việc làm ngay lúc này nhưng cô vẫn xin cơ hội tiếp tục duy trì mối quan hệ bằng cách kết nối trên LinkedIn để có thể giới thiệu cho tôi những cơ hội việc làm khi tôi có nhu cầu.

 

Duy trì mối quan hệ với ứng viên là cách rất tốt để nhà tuyển dụng mở rộng mạng lưới nhân tài khi công ty có nhu cầu tuyển dụng. Ngoài ra, hành động này còn gây ấn tượng tốt với ứng viên về sự nhiệt tình và chân thành của công ty.

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers