• .
adsads
Untitled design 52
Lượt Xem 3 K

Bạn biết không, cho dù bạn đã chuẩn bị cho mình những kịch bản phỏng vấn vô cùng kỹ lưỡn, nhà tuyển dụng có thể sẽ chẳng đánh giá đến năng lực và những tiềm năng bạn có qua một quy trình công phu như cách bạn chuẩn bị. Thay vì đọc kĩ CV của bạn và đi sâu vào trò chuyện, một nhà tuyển dụng bận rộn thường đánh giá dựa trên những ấn tượng trong từng khoảnh khắc.

Vấn đề sẽ xảy ra khi nhà tuyển dụng xử lí thông tin theo bản năng và sử dụng các mẫu thông tin chớp nhoáng thay vì tận dụng hết mọi dữ liệu bày ra trước mặt họ. Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được hết những điểm ấn tượng của bạn? Thông qua nghiên cứu về cách mọi người cảm thấy ấn tượng về các chuyên gia, bạn sẽ có 4 chiến lược dưới đây để đối phó với các cuộc phỏng vấn thay vì đi theo khuôn mẫu:

 

Phá vỡ kịch bản thông thường

Mặc dù các cuộc phỏng vấn đều có vẻ là những cuộc trò chuyện ngẫu hứng nhưng cả người phỏng vấn và ứng viên đều vẫn đang tuân theo các trình tự rõ ràng. Nhà tuyển dụng có thể dựa trên một quy trình chuẩn mà theo họ có thể giúp sàng lọc các ứng viên tốt nhất trong thực tế để tìm được người phù hợp. Họ có thể đặt ra các câu hỏi mô típ như: “Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn.” hay “Bạn mong đợi những điều gì về công việc?” và họ thậm chí sẽ dùng đến CV của bạn để làm cơ sở cho những câu hỏi này.

Khi bạn trả lời theo những cách đã chuẩn bị từ trước, bạn sẽ chuyển ngay từ chế độ thu hút sang chế độ “robot” tự động. Đôi khi, những câu trả lời quá nhanh chóng thậm chí không cần dừng lại một phút giây nào để suy nghĩ, sẽ vô tình tiết lộ rằng bạn đã tập dượt trước nhiều lần cho câu trả lời thay vì thật sự đáp lại câu hỏi một cách chân thật và cộng tác hơn. Do đó, hãy dừng lại đôi chút trước khi đưa ra câu trả lời, dù cho bạn đã biết câu trả lời là gì. Hãy lắng nghe và sử dụng một vài từ khóa nhà tuyển dụng đã nêu trong câu hỏi để cho thấy rằng, bạn đang xây dựng câu trả lời dựa trên những gì vừa được hỏi. Bằng cách làm gián đoạn các câu trả lời, bạn sẽ biến cuộc đối thoại trở nên tự nhiên hơn và nhà tuyển dụng cũng có cơ hội để phân tích sâu hơn. Một chuyên gia từng áp dụng chiến thuật phá vỡ kịch bản như sau: “Để tôi trình bày về những gì tôi chưa nhắc đến trong CV.” Câu nói này đã khiến nhà tuyển dụng chú ý ngay tức thì khi họ đang không ngừng nhìn vào CV của anh.

kịch bản phỏng vấn

 

Tạo ra những kết nối cá nhân

Ngay cả việc phát hiện ra rằng bạn và nhà tuyển dụng từng học chung một trường đại học hay cùng đến thăm một địa điểm sẽ tạo ra những khoảnh khắc kết nối cá nhân tốt hơn. Đây là hiệu ứng khi bạn có thể tạo ra một vài điểm tương đồng chung, bạn sẽ chuyển mình từ người ngoài cuộc trở thành người trong cuộc đối với nhà tuyển dụng. Một khi đã là người trong cuộc với họ, bạn sẽ loại bỏ được mọi nghi ngờ, phán xét và loại bỏ – điều mà những kẻ ngoài cuộc dễ mắc phải. Một chuyên gia đã từng liếc qua các bức ảnh trong văn phòng của nhà tuyển dụng và hỏi ngay về một nhóm nhạc anh ấy yêu thích, sau đó tìm được điểm tương đồng với nhà tuyển dụng này. Hãy đặt ra các câu hỏi mang mục đích cao hơn. Chẳng hạn, nếu bạn là dân công nghệ, hãy hỏi nhà tuyển dụng về cảm giác khi tham gia một dự án đột phá như thế nào. Nếu bạn là dân sales, hãy trao đổi về việc làm cách nào để chinh phục một khách hàng khó tính.

 

Trở thành một đối tác

Nếu bạn ứng xử với nhà tuyển dụng theo hướng đối kháng, sẽ rất khó để bạn tạo ra những tương tác tích cực. Những sự bất an và đố kị nảy sinh có thể ảnh hưởng lớn đến phán đoán của một người. Có thể họ sẽ không thích kiểu người mà bạn đang thể hiện, có thể họ đã đọc vị bạn và xem bạn là đối thủ cạnh tranh của họ. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ tập trung tìm ra những điểm yếu của bạn và độ thiện cảm với bạn sẽ tuột dốc tức thì, điều này làm bạn không thể đạt được những tiêu chuẩn cần thiết trong mắt họ.

Hãy thử áp dụng chiến lược sau: Thay vì tập trung tạo ra các phản ứng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy vị trí của họ bị “đe dọa”, hãy nêu ra những kỹ năng hoặc lĩnh vực đặc biệt của bạn không làm suy yếu chuyên môn của nhà tuyển dụng. Sau đó, cho họ thấy rằng chuyên môn của bạn có lợi ích như thế nào, mở ra một cơ hội hợp tác trong tương lai. Chẳng hạn, một cố vấn khi trao đổi với một nhà tuyển dụng là chuyên gia trong ngành có thể nói rằng: “Tôi không giỏi về các chuyên môn trong ngành như bạn nhưng tôi cung cấp các giải pháp chuyên gia và điều này sẽ giúp bạn hạn chế những chi phí khi có một cố vấn như tôi.” Thay vì chia sẻ rằng anh biết nhiều khách hàng có chuyên môn hơn, cố vấn này đã khẳng định khả năng của mình ở một khía cạnh khác để nhà tuyển dụng ấn tượng tức thì.

 

Giải quyết những vấn đề cấm kỵ trong cuộc phỏng vấn

Một nhà tuyển dụng ra quyết định tiêu cực về bạn khi họ cảm thấy không thoải mái về một vấn đề bạn chia sẻ. Bạn nên đưa ra các vấn đề này theo một hướng dễ chịu hơn thay vì trốn tránh chúng. Giao tiếp về những điều tương đối “nhạy cảm” cho thấy bạn là người can đảm và thành thật, và cách này cũng mở ra một hướng đi giúp bạn tìm kiếm những bằng chứng để loại bỏ sự không thoải mái đó. Chẳng hạn, một ứng viên có phát âm, giọng nói khá nặng. Cô ấy sẽ lo lắng liệu nhà tuyển dụng có nhận ra điều này hay không. Do đó, ứng viên này đã trực tiếp đi ngay vào vấn đề rằng cô không có phát âm hay lắm, cô luôn biết điều này và cô ấy sẵn sàng cởi mở thu nhận những đánh giá để cải thiện phát âm tốt hơn.

Công việc tốt dường như đang ngày càng ít đi và xa hơn. Bạn sẽ phải trả giá cả về tài chính và cả tinh thần của chính mình nếu như bạn bỏ lỡ một công việc lý tưởng chỉ vì những ấn tượng nhất thời của nhà tuyển dụng. Những lời khuyên trên hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng chinh phục kiểu nhà tuyển dụng này và tạo ra lợi thế tuyệt vời để bạn có thể nhận được công việc mơ ước trong tương lai.

 

— HR Insider / Theo HBR Ascend —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers