• .
adsads
Untitled design 27
Lượt Xem 14 K

Khi hết yêu thương, người ta có quyền dừng lại để đi tìm cho mình một hạnh phúc khác và để đối phương cũng có cơ hội tìm gặp một đối tượng mới, chưa biết tốt hơn hay tệ hơn nhưng chắc chắn là một người mới. Dĩ nhiên tương tự với chuyện nhảy việc.

Nhưng sẽ ra sao nếu bạn gặp một người mà đang yên đang lành, bỗng dưng tới nói với bạn, thôi hết yêu rồi, ngày hôm sau bỗng biến mất, không còn gặp lại bạn lần nào trong đời nữa. Dù có là người thế nào thì chắc vẫn buồn phải không?

Nghỉ việc cũng vậy, hãy văn minh và lịch sự đủ để sau khi ra đi, mọi người vẫn giữ được những thứ tốt đẹp về nhau, chứ không phải mỗi lần nhắc lại là người ta lại lắc đầu, cười mỉm, vội nói lảng sang vấn đề khác…

Dĩ nhiên có thể một sáng nào đó thức dậy, bạn thấy chán ghét công việc hiện tại, thấy mệt mỏi không muốn đến công ty, bạn có quyền xin nghỉ. Nhưng trước đó, đừng quên viết một lá thư để xin nghỉ việc và làm đúng với quy định của công ty bạn làm, báo trước 30 ngày để họ còn sắp xếp người thay thế hoặc chia công việc của bạn cho những người ở lại.

Gửi những bạn trẻ thích nhảy việc: hãy nghỉ có trách nhiệm và văn minh

Nếu không làm ở công ty, chỉ đơn thuần là những công việc hỗ trợ nhau vì tin tưởng, không có hợp đồng rõ ràng, thì lại càng nên chân thành nói rõ cùng nhau hơn, vì bắt nguồn bằng sự tin tưởng để làm chung, thì hãy để tình cảm và sự yêu thương đó vẫn tồn tại sau khi bạn nghỉ. Đừng để mất công việc và đồng thời mất luôn cả một người bạn.

Nếu muốn nghỉ sớm hơn, có thể nói với sếp hay với bên nhân sự rằng trong trường hợp tuyển được người mới, có thể cho em nghỉ sớm hơn 30 ngày được không?

Còn nếu lỡ vừa vào nộp đơn, sếp bảo ngày mai em có thể nghỉ, không sao đâu, thì đừng mừng vội và hãy xem lại bản thân mình. Ồ, hóa ra lâu nay ở công ty, bạn không tạo được ra giá trị hay công việc gì, nên khi cần có thể cho nghỉ ngay mà không luyến tiếc.

Trước khi ly dị, người ta có khoảng thời gian li thân, cũng như trước khi nghỉ việc, còn có 30 ngày thử thách. 30 ngày này hãy sống tốt và có trách nhiệm cùng nhau.

Một đứa em, đã nộp đơn xin nghỉ từ 1 tháng trước, đến tận ngày cuối cùng còn đi làm, vẫn tham gia họp đầy đủ và đóng góp ý kiến nhiệt tình để dự án hoàn thiện hơn. Về sau, dự án đó thắng, bên khách hàng còn nhờ công ty gởi một phần quà đến em nhân viên cũ đó, thay lời cảm ơn vì những gì em đó đã làm trong suốt quá trình qua.

Nhiều người thường nghĩ đằng nào cũng nhảy việc, cũng chẳng còn gặp lại nhau, nên chả cần ý tứ gì nữa, cứ vậy mà chây lì, thể hiện rõ thái độ không hợp tác.

Có thể bạn chưa từng nghĩ đến trường hợp sếp cũ của bạn cũng nhảy việc, lại chính là công ty bạn ứng tuyển vào đâu nhỉ? Trái đất nhỏ, lòng người càng nhỏ, đừng trách người ta tệ với mình vì thực sự bản thân mình là kẻ không ra gì.

Đừng nghĩ rằng đi làm cần văn minh, thật ra nghỉ làm càng cần hơn sự văn minh, các bạn trẻ ạ.

— HR Insider / Theo cafef.vn —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers