adsads
shutterstock 788791660 2
Lượt Xem 16 K

Chúng ta thừa biết đằng sau lộ trình thăng tiến không thể thiếu sự nâng đỡ từ cấp trên. Đối với nhân viên mới còn nhiều bỡ ngỡ, việc lấy lòng sếp càng trở nên khó khăn hơn. Bởi ngoài năng lực làm việc tốt, kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trên bước đường chinh phục sếp. Đừng quá lo lắng ! Bảy bí kíp nằm lòng sau sẽ giúp bạn lật ngược tình thế một cách ngoạn mục.

Tôn trọng cấp trên

Nếu bạn gặp phải cấp trên trẻ tuổi hoặc cách cư xử thoải mái, bạn cũng nên nhớ phải dành sự tôn trọng nhất định với sếp. Bởi giữa nhân viên và cấp trên luôn có phân biệt cấp bậc rõ ràng. Chẳng có sếp nào thích ngang hàng với nhân viên mình. Hơn thế nữa, ở vai trò nhà lãnh đạo thì chắc hẳn sếp phải có năng lực mới đứng ở vị trí này. Thế nên, đừng vội xem thường khi sếp có lỡ làm sai. Đặc biệt, nếu bạn đang chịu sự quản lý từ cấp trên càng nên để ý đến suy nghĩ của sếp. Một trong những sai lầm của nhân viên khó có sếp nào chấp nhận là làm việc vượt  cấp. 

Ví dụ như: Bạn là nhân viên trực thuộc phòng kinh doanh. Khi gặp khó khăn trong công việc, bạn cần chia sẻ trực tiếp với trưởng phòng kinh doanh những khó khăn gặp phải để yêu cầu hỗ trợ. Một số nhân viên lại tự ý đưa đề xuất lên giám đốc. Hành động này vượt quyền là điều tối kỵ không chấp nhận được.

Tìm cách giải quyết trước khi hỏi

Khi gặp phải khó khăn, việc tìm kiếm sự trợ giúp không có gì là sai trái cả. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm cách trước khi cầu sự trợ giúp. Nếu bạn hỏi trước khi chưa tìm hiểu vấn đề, sếp sẽ đánh giá bạn là người không đủ năng lực xử lý công việc.

Hơn thế nữa, đứng ở vị trí quản lý; hàng ngày các sếp phải đối mặt với hàng ngàn vấn đề và câu hỏi cần phải giải quyết. Bạn không đủ khả năng giải quyết vấn đề lại tạo thêm rắc rối để sếp giải quyết chứng tỏ năng lực bạn có giới hạn. Chẳng ai tin tưởng giao việc cho người không có năng lực. Vì thế, đừng hỏi vì sao sếp không tin tưởng khi giao việc cho bạn.

Hoàn thành công việc trước thời hạn

Mỗi công việc luôn có một deadline nhất định, dù đó chưa phải là công việc gấp; bạn không nên để sếp nhắc mới thực hiện. Hãy luôn lên một kế hoạch làm việc cụ thể cho mình. Việc sắp xếp công việc một cách khoa học sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Ngoài ra, khi hoàn toàn công việc trước hạn sẽ giúp sếp đánh giá cao khả năng tự giác của bạn.

Làm việc có trách nhiệm

Dù là ở cấp bậc nào, một người làm việc có trách nhiệm luôn được tin tưởng và đánh giá cao. Nhất là khi làm sai, sếp hoàn toàn không muốn nghe lời xin lỗi từ bạn. Ngay lúc này, bạn cần nhận trách nhiệm về việc làm của mình và cố gắng sửa chữa. Đừng quá thất vọng khi chưa hoàn thành tốt công việc, vì không ai là hoàn hảo cả. Quan trọng hãy chứng minh sự nổ lực cải thiện của mình. Đừng đổ lỗi vì sếp thừa khả năng nhận biết được vấn đề.

Cẩn thận khi giải quyết vấn đề

Nhiều bạn trẻ cứ nghĩ chỉ có những công việc liên quan đến chứng từ, sổ sách mới cần cẩn thận. Đây là một sai lầm nghiêm trọng ! Dù bất kì ngành nghề nào khi làm việc cũng cần phải thận trọng. Ví như : Nhân viên kế toán phải cẩn thận khi làm sổ sách, nhân viên kinh doanh cần cẩn thận khi giao dịch với khách hàng,… bởi mọi sự sai lầm đều phải trả giá. Sự bất cẩn của bạn đôi khi phải đánh đổi tiền bạc, và lòng tin của cấp trên.

Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng sở hữu tính cách trầm tĩnh và cẩn thận khi giải quyết vấn đề. Để làm được điều đó cần cả một quá trình luyện tập lâu dần thành thói quen. 

Làm việc một cách sáng tạo và chủ động

Các công ty luôn xem trọng sự sáng tạo nhằm phục vụ tốt cho công việc. Những người có tư duy sáng tạo luôn biết cách rút gọn thời gian giải quyết công việc một cánh chính xác và ngắn gọn nhất. Chính vì lẽ đó, đa số công ty luôn khuyến khích nhân viên sáng tạo và chủ động trong công việc của mình. Một nhân viên giỏi sẽ biết mình nên làm và cần làm những gì chứ không phải đợi nhắc nhở. Sự chủ động trong công việc giúp sếp cảm thấy an tâm hơn về bạn.

Bớt buôn dưa lê chốn công sở

Một sự thật thường thấy, những người thích “tám” chốn công sở luôn không nhận được sự tin tưởng từ người khác. Vì những bí mật sẽ bị bật mí cho cả công ty biết. Dù là đồng nghiệp hay sếp cũng khó tin tưởng tâm sự với người có sở thích buôn dưa lê như này. Môi trường công sở như một đại dương, nhìn bên ngoài có vẻ yên ả nhưng đầy sự tranh đấu bên trong. Vì thế, hãy nói ít thôi và làm nhiều lên. Chẳng ai sẽ trao bí mật cho người không kín miệng.

Những bí kíp trên đây là hành trang dành cho nhân viên mới chập chững vào công ty. Đừng bao giờ xem thường việc tạo quan hệ tốt với cấp trên. Vì sau cùng, người đánh giá và ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến của bạn chẳng ai khác ngoài sếp. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chiếm trọn lòng tin của sếp và từng bước tiến triển trong sự nghiệp.

>>> Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 3 Tránh – 4 Dùng

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers