adsads
Shutterstock 2254282521 1
Lượt Xem 1 K

Được xem là thế hệ khó chiều, vì vậy để tuyển dụng được nhân tài thế hệ Z, các Nhà tuyển dụng cần hiểu họ là ai, những đặc trưng tính cách và động lực thúc đẩy họ là gì? Cùng VietnamWorks tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn Gen Z mong đợi Nhà tuyển dụng cải thiện quy trình tuyển dụng như thế nào?

1. Điều gì tạo ra sự khác biệt lớn ở thế hệ Gen Z?

Thế hệ Z được mệnh danh là “thế hệ toàn cầu đầu tiên”, lớn lên trong một xã hội nơi thông tin và Internet sẵn có để có truy cập ở bất cứ lúc nào. Được sinh ra hoàn toàn trong thời kỳ công nghệ, Gen Z được coi là một thế hệ năng động, tự tin và có nhiều sự khác biệt so với các thế hệ trước, đặc biệt là khi thế hệ này dần dần tiến vào thị trường lao động và tạo ra nhiều làn sóng tuyển dụng mới gần đây.

Được mệnh danh là “Thế hệ sống vội” vì mọi thứ mà Gen Z được tiếp xúc trong thời đại số diễn ra rất nhanh chóng, chính những đặc điểm trong lối sống này đã tác động không ít tới chiến lược quản lý nhân sự và bộ phận HR cần thay đổi trong quy trình tuyển dụng để nhanh nhưng vẫn giữ được chất lượng tuyển dụng.

2. HR có thể làm gì để “chiều lòng” Gen Z trong việc cải tiến quy trình tuyển dụng phù hợp

Dưới đây là một số cách mà VietnamWorks đã tổng hợp được giúp bộ phận HR có thể làm để “chiều lòng” Gen Z và thu hút được lực lượng nhân tài trẻ này về làm việc cho doanh nghiệp:

Hợp lý hóa và đơn giản hóa quy trình đăng ký

Các ứng viên Gen Z đánh giá cao sự hiệu quả và đơn giản trong mọi vấn đề. Nhà tuyển dụng cần loại bỏ các bước không cần thiết trong quy trình đăng ký và tránh yêu cầu đưa ra những thông tin thừa. Ngoài ra, bộ phận nhân sự cũng cần cân nhắc triển khai các tùy chọn ứng tuyển bằng một cú nhấp chuột hoặc các biểu mẫu ứng dụng điền sẵn để hợp lý hóa quy trình và giảm thiểu tỷ lệ ứng viên GenZ bỏ ngang quy trình ứng tuyển.

Quy trình tuyển dụng chỉ nên kéo dài trong 2 tuần hoặc ít hơn

Một quy trình tuyển dụng nhanh chóng diễn ra trong 2 tuần hoặc ít hơn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm của những ứng viên Gen Z trong quá trình tuyển dụng. Một cách đơn giản để Nhà tuyển dụng thể hiện sự nhanh nhẹn trong việc thu hút nhân tài là nổi bật về tốc độ. 

Một lý do khác khiến bạn nên đẩy nhanh quy trình tuyển dụng là ứng viên có khả năng sẽ chấp nhận một đề nghị khác từ công ty đối thủ vì họ không biết khi nào sẽ có quyết định tại doanh nghiệp của bạn. Vì thế, nhà tuyển dụng nên thông báo trước về thời gian có kết quả của buổi phỏng vấn và thời gian này nên nằm trong vòng 2 tuần hoặc ít hơn để thu hút Gen Z.

Có sự tham gia của Quản lý trực tiếp

Gen Z luôn đánh giá cao cơ hội được gặp mặt những người quản lý hay sếp trực tiếp của mình trong các buổi phỏng vấn. Họ mong đợi được trao đổi và lắng nghe những nhận xét từ cấp bậc quản lý để học hỏi thêm những điều mới. Vì thế, nhà tuyển dụng nên tận dụng các nhà lãnh đạo để cho thấy công ty đầu tư như thế nào vào sự phát triển nghề nghiệp của những tài năng trẻ, giới thiệu cách doanh nghiệp của bạn thực hiện tầm nhìn và giá trị, đồng thời trả lời các câu hỏi liên quan đến con đường phát triển nghề nghiệp của ứng viên Gen Z.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Nhập liệu tại nhà Tìm việc làm cho người trung tuổi tại Hải Phòng Tìm việc làm thời vụ
Tìm việc online tại nhà Việc làm ca đêm TPHCM Việc làm tại nhà

Giao tiếp rõ ràng trong suốt quá trình

Tất cả chúng ta đều biết rằng các cuộc phỏng vấn là sự tương tác của cả hai bên và giao tiếp rõ ràng là cốt lõi cho mọi mối quan hệ bền vững. Mặc dù những tài năng GenZ trẻ mới tiến vào thị trường lao động và bắt đầu ở vị trí đơn giản như thực tập, nhưng họ vẫn rất thận trọng nghiên cứu những “red flag” và “green flag” và quyết định xem có nên tham gia vào quy trình tuyển dụng này không.

>>>Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn “chất lừ” từ tập đoàn Nestlé

Mong muốn nhận được nhận xét và góp ý  

Nhà tuyển dụng có thể thông báo cho ứng viên rằng bạn sẽ dành một vài phút vào cuối buổi phỏng vấn để đưa ra nhận xét và góp ý để giúp ứng viên rút ra kinh nghiệm cho những lần xin việc khác. Việc đưa ra nhận xét chứng tỏ rằng doanh nghiệp đánh giá cao thời gian và nỗ lực của ứng viên. Điều này thể hiện sự tôn trọng và tính chuyên nghiệp, đồng thời tạo nên trải nghiệm tích cực cho ứng viên. Ngay cả khi ứng viên không được chọn, việc góp ý vẫn sẽ giúp họ cảm thấy được đánh giá cao và có giá trị, từ đó có thêm ấn tượng tích cực về hình ảnh công ty.

Trên đây là những bí quyết để nhà tuyển dụng mang Gen Z đến gần hơn. Bằng cách kết hợp các chiến lược này, bạn có thể nâng cao quy trình tuyển dụng của mình để thu hút, tương tác tốt hơn và cuối cùng chiêu mộ được những ứng viên Gen Z tài năng phù hợp với mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp bạn. 

Xem thêm: Bí quyết phỏng vấn GenZ 5 điểm HR cần “thuộc nằm lòng”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khám phá 3 xu hướng #Worktok hiện tại

Thế giới công việc đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và để bắt kịp xu hướng, các nhà quản lý nhân sự cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng mới. #Worktok, một hashtag bùng nổ trên TikTok, mang đến kho tàng thông tin quý giá về những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực nhân sự, giúp bạn nâng tầm quản lý và tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả.

Overthinkers - một thế hệ nhân viên "nghĩ nhiều", sếp cần làm gì?

Trong thế giới hiện đại, nơi thông tin tràn ngập và quyết định phải được đưa ra nhanh chóng, việc "nghĩ nhiều" có thể trở thành một rào cản đáng kể. "Overthinking" - một thuật ngữ quen thuộc, nhưng lại mang theo nhiều hệ lụy khi nó len lỏi vào môi trường công sở. Nhân viên thế hệ mới, với tư duy sáng tạo và khả năng phân tích cao, đôi khi lại mắc kẹt trong vòng xoáy của việc suy nghĩ quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Nhận diện "Vampire Tasks": bí quyết giúp nhân viên nâng cao năng suất

Trong thế giới công việc hối hả, năng suất là thước đo thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những công việc hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực, vẫn tồn tại những "Vampire Tasks" - những "công việc hút kiệt năng lượng" âm thầm bào mòn thời gian và năng lượng của nhân viên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về "Vampire Tasks", cách thức nhận diện và giải pháp loại bỏ chúng, từ đó góp phần nâng cao năng suất cho nhân viên và cả tập thể.

Xu hướng "Work-Life Fit" - bí quyết hòa hợp giữa công việc & cuộc sống

Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, "Work-Life Fit" đang trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý nhân sự. Đối với các tổ chức, việc khuyến khích nhân viên theo đuổi sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân không chỉ là cách tăng cường sự hạnh phúc và hiệu suất làm việc mà còn là một yếu tố quyết định giúp thu hút và giữ chân nhân tài. Vậy làm thế nào để khuyến khích nhân viên theo đuổi "Work-Life Fit" trong môi trường làm việc?

“Business Acumen” - Bí quyết nâng cao vị thế người làm Nhân sự khi đồng điệu với lãnh đạo

Nhân sự (HR) ngày nay không chỉ đơn thuần là bộ phận tuyển dụng và quản lý nhân viên. Để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, HR cần phát triển rộng rãi nền tảng kiến thức và kỹ năng. Điều này giúp họ không chỉ hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ, mà còn có thể đưa ra các chiến lược liên quan đến nhân sự, góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.

Bài Viết Liên Quan

Khám phá 3 xu hướng #Worktok hiện tại

Thế giới công việc đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và để bắt kịp xu hướng, các nhà quản lý nhân sự cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng mới. #Worktok, một hashtag bùng nổ trên TikTok, mang đến kho tàng thông tin quý giá về những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực nhân sự, giúp bạn nâng tầm quản lý và tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả.

Overthinkers - một thế hệ nhân viên "nghĩ nhiều", sếp cần làm gì?

Trong thế giới hiện đại, nơi thông tin tràn ngập và quyết định phải được đưa ra nhanh chóng, việc "nghĩ nhiều" có thể trở thành một rào cản đáng kể. "Overthinking" - một thuật ngữ quen thuộc, nhưng lại mang theo nhiều hệ lụy khi nó len lỏi vào môi trường công sở. Nhân viên thế hệ mới, với tư duy sáng tạo và khả năng phân tích cao, đôi khi lại mắc kẹt trong vòng xoáy của việc suy nghĩ quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Nhận diện "Vampire Tasks": bí quyết giúp nhân viên nâng cao năng suất

Trong thế giới công việc hối hả, năng suất là thước đo thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những công việc hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực, vẫn tồn tại những "Vampire Tasks" - những "công việc hút kiệt năng lượng" âm thầm bào mòn thời gian và năng lượng của nhân viên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về "Vampire Tasks", cách thức nhận diện và giải pháp loại bỏ chúng, từ đó góp phần nâng cao năng suất cho nhân viên và cả tập thể.

Xu hướng "Work-Life Fit" - bí quyết hòa hợp giữa công việc & cuộc sống

Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, "Work-Life Fit" đang trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý nhân sự. Đối với các tổ chức, việc khuyến khích nhân viên theo đuổi sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân không chỉ là cách tăng cường sự hạnh phúc và hiệu suất làm việc mà còn là một yếu tố quyết định giúp thu hút và giữ chân nhân tài. Vậy làm thế nào để khuyến khích nhân viên theo đuổi "Work-Life Fit" trong môi trường làm việc?

“Business Acumen” - Bí quyết nâng cao vị thế người làm Nhân sự khi đồng điệu với lãnh đạo

Nhân sự (HR) ngày nay không chỉ đơn thuần là bộ phận tuyển dụng và quản lý nhân viên. Để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, HR cần phát triển rộng rãi nền tảng kiến thức và kỹ năng. Điều này giúp họ không chỉ hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ, mà còn có thể đưa ra các chiến lược liên quan đến nhân sự, góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers