adsads
dung mai tim kiem nhung ung vien hoan hao 3
Lượt Xem 3 K

Trong sự nghiệp của mình, tôi luôn tâm đắc một kim chỉ nam mà người cố vấn của tôi thường hay gọi đùa là “Hội chứng Bo Derek”. Có lẽ các bạn trẻ sẽ liên tưởng đến bộ phim “10”. Nói ngắn gọn, nhân vật chính trong phim bị ám ảnh với Bo Derek – người mà anh ta đặt biệt danh là “10” và theo đuổi cô ấy suốt bộ phim. Đến khi được đi chơi với cô ấy, anh ta nhận ra cô thật sự chẳng phải là con số 10 hoàn hảo cho anh ấy, mà tình yêu đích thực ở ngay trước mắt mà anh lại không nhận ra. Kịch bản này tái diễn lặp đi lặp lại trong quá trình tuyển dụng ở bất kì ngành nào, ở các công ty lớn nhỏ hay bất kì ở đâu. Các công ty liên tục tìm kiếm nhân sự dựa trên những yêu cầu “bắt buộc”, chỉ nghĩ đến nhu cầu trước mắt mà phớt lờ viễn cảnh lớn hơn. Sau đây là những kịch bản quen thuộc hay diễn ra:

 

Kịch bản A:

Quản lí Nhân sự viết bảng mô tả công việc. Trong đó, anh ấy liệt kê một loạt những yêu cầu mà một ứng viên tiềm năng cần phải có. Chuyên viên Tuyển dụng gặp Quản lý Nhân sự và bắt đầu tìm kiếm ứng viên đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Thời gian trôi qua, không tìm được ứng viên nào như thế. Trong số các ứng viên tìm được, người thì không nằm trong mức lương, người lại không phù hợp văn hóa công ty, người thì đang có nhiều lời mời tuyển dụng khác. Quản lý Nhân sự và Chuyên viên Tuyển dụng đã bỏ qua các ứng viên chỉ đáp ứng được một vài trong số những yêu cầu công việc, và cả những ứng viên có thể phù hợp với văn hóa công ty và có thể phát triển về sau. Nhiều tháng trôi qua, vị trí tuyển dụng vẫn bị bỏ trống. Quản lý Nhân sự và Chuyên viên Tuyển dụng làm một phép tính chi phí và ảnh hưởng của việc chưa tuyển được nhân viên và nhận ra rằng, nếu như họ chọn một người có được vài kĩ năng, thì họ đã tuyển thành công cho vị trí này và có thể đào tạo, bổ sung kĩ năng còn thiếu. Mọi chuyện còn tệ hơn khi vị trí này bị bỏ lửng, các ứng viên thắc mắc tại sao vị trí này tuyển dụng quá lâu, và đắn đo suy nghĩ trước khi nộp hồ sơ.

 

Kịch bản B:

Quản lý Nhân sự và Chuyên viên Tuyển dụng may mắn nhanh chóng tuyển được một người với đầy đủ yêu cầu “cần có” mà các công ty và thị trường lao động cũng đang mong muốn. Ứng viên đi làm và thể hiện trong công việc tốt. Tuy nhiên, chính vì sự “đắt giá”, cậu ta liên tục nhận được điện thoại mời gọi công việc mới. Cậu ấy làm việc một thời gian ngắn rồi nhảy sang công ty khác. Chúc mừng bạn – bạn đã tuyển được người giỏi nhưng lại bỏ qua những ứng viên có thể làm việc lâu dài chỉ vì dựa vào những yêu cầu công việc. Trước mắt, giờ phải bắt đầu lại từ đầu.

 

Kịch bản C:

Quản lý Nhân sự và Chuyên viên Tuyển dụng may mắn nhanh chóng tuyển được một người với đầy đủ yêu cầu “cần có”. Ứng viên thể hiện trong công việc tốt và trụ lại lâu dài với công ty. Chuyện này đã xảy ra đấy, chỉ là không nhiều như kịch bản A và B thôi.

 

Ngày nay, đang có sự cạnh tranh rất lớn để có được những ứng viên tài năng. Ở một số lĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghệ, tỉ lệ thất nghiệp thấp kỉ lục. Thế nhưng, các công ty vẫn tiếp tục theo đuổi “Điểm 10 hoàn hảo”. Hãy suy nghĩ thử, rồi bạn sẽ thấy thật lạ lùng. Đầu tiên, rõ ràng là chẳng có ai hoàn hảo cả. Con người không phải là đồ vật, họ không thể cứ cắm điện là chạy được. Nhưng, rất, rất nhiều Chuyên viên Tuyển dụng đổ xô tìm kiếm một ứng viên hoàn hảo, phớt lờ những yếu tố quan trọng như tham vọng, thái độ, sự thông minh, động lực của ứng viên. Do đó, họ tự thu hẹp bớt những ứng viên tiềm năng.

Những công ty tuyển dụng thành công không gặp bế tắc vì các yêu cầu trong bảng mô tả công việc. Họ nhìn xa trông rộng hơn. Họ tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm và có kĩ năng theo yêu cầu, và cả những ứng viên có tiềm năng phát triển. Có thể những ứng viên này chỉ đáp ứng 6 trong 10 yêu cầu cần có nhưng phù hợp với văn hóa công ty và có tham vọng. Những ứng viên này thường phát triển nhanh chóng nếu được đánh giá, đào tạo hợp lý, và sẽ làm việc tốt (đôi khi còn tốt hơn) những ứng viên “hoàn hảo”. Quan trọng nhất, hình thức tuyển dụng này cho phép các công ty phỏng vấn và xác định ứng viên tiềm năng thay vì chỉ chọn những ứng viên tài năng. Đây là 2 phạm trù khác nhau. Ứng viên tiềm năng không hẳn là ứng viên có nhiều kinh nghiệm. 

 

Nghe có vẻ bình thường thôi, nhưng phần lớn các công ty vẫn đang nhắm mắt làm ngơ với sự thật này. Cũng như các bạn, tôi cực kỳ hâm mộ Siêu nhân. Nhưng dù ao ước thế nào đi chăng nữa, thì cả Siêu nhân lẫn ứng viên “điểm 10 hoàn hảo” cũng sẽ chẳng xuất hiện. Hãy thay đổi tiêu chí “tuyển theo yêu cầu công việc”, bạn sẽ gia tăng cơ hội tìm kiếm ứng viên tiềm năng.

– HR Insider –

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers