adsads
Shutterstock 2113170014
Lượt Xem 6 K

HIỆU ỨNG DOMINO XẢY RA, CÓ HAY KHÔNG?

Khi một nhân viên ưu tú của bạn quyết định rời công ty, cảm giác ấy thật sự không hề dễ dàng một chút nào. Chắc hẳn sau đó, công ty sẽ phải chi rất nhiều tiền (và tiêu tốn cả hàng tháng trời) mới có thể tìm kiếm và đào tạo một tài năng mới. Nhưng, đó mới chỉ “bề nổi của tảng băng chìm” mà thôi.

Khi một nhân tài rời công ty; thì cả những yếu tố như mối quan hệ, trình độ chuyên môn, động lực nhóm, khả năng cố vấn, trí tuệ, kỹ năng xã hội, hay thậm chí là tình bạn, những sự hỗ trợ hữu hình và vô hình đối với nhiệm vụ và sứ mệnh của công ty – cũng sẽ theo đó mà ra đi. Theo Gallup, nghỉ việc tự nguyện khiến các doanh nghiệp phải chi trả đến tận 1.000 tỷ mỗi năm. Và đó không phải là một con số nhỏ!

Có rất nhiều khả năng rằng, khi một nhân viên cốt cán nghỉ việc, những người khác cũng sẽ bắt đầu cân nhắc về điều này. Nhân viên thôi việc không chỉ riêng lí do về vấn đề lương bổng, đãi ngộ hay muốn tìm kiếm một thị trường cạnh tranh tốt hơn. Họ nghỉ việc chủ yếu là vì cấp trên thô lỗ, làm việc quá sức, sự đóng góp không được công nhận, và không có cơ hội để phát triển sự nghiệp cá nhân.

THAY ĐỔI HÀNH ĐỘNG TRƯỚC KHI MỌI THỨ TỆ DẦN ĐI

Vậy, công ty nên làm gì để tránh sự việc này xảy ra? Ngoài các phương pháp quản trị hiệu quả, hay đưa ra các đãi ngộ và phúc lợi mà ai cũng hằng mơ ước – dưới đây là một vài bước đi hữu hiệu giúp công ty giữ chân những ai đang có ý định rời đi.

Quy trình đào tạo bài bản và mang tính cá nhân hóa

Bạn có níu giữ được trái tim của nhân sự mới hay không phụ thuộc rất lớn vào 100 ngày làm việc đầu tiên. Khi đào tạo nhân viên mới, hãy chắc rằng bạn không khiến họ “ngập” trong một tá những thông tin hay hệ thống vận hành – mà hãy giúp họ hiểu hơn về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, kiến trúc, quy trình và cả con người nữa.

Hãy đảm bảo rằng các buổi họp và hướng dẫn đào tạo của bạn thật sự hiệu quả và mang tính tương tác cao. Hãy giúp nhân viên mới đạt được những thành tựu nho nhỏ, và tạo động lực cho họ trong những dự án đầu tiên. Giới thiệu nhân viên mới với tất cả mọi người, và tạo cho họ một cảm giác rằng mình chính là một thành viên chính thức trong tổ chức.

Phản hồi liên tục

Hãy đối xử với nhau như những người trưởng thành – không xoa đầu để tán thưởng, không có những hành vi “giận cá chém thớt” hay gây gổ gì cả. Nhân sự mới muốn nhanh chóng được biết họ đã làm việc ra sao, tiến triển như thế nào mà không cần phải chờ cả năm cho buổi đánh giá hiệu suất. Bên cạnh đó, hãy chắc rằng nhân sự mới nhận được đánh giá 360 độ từ những đồng nghiệp khác – nhằm giúp họ nhận thức một cách đầy đủ hơn về các giá trị của mình. Điều quan trọng là hãy phản hồi sớm cũng như liên tục với những dự án dù lớn hay nhỏ.

Không ngừng học hỏi và phát triển

Nhân viên có gắn kết với tổ chức hay không phụ thuộc rất lớn vào những gì mà họ học hỏi và đúc kết được từ công việc, đặc biệt là trong viễn cảnh hậu COVID-19. Họ sẽ đặt câu hỏi: “Công ty đã giúp tôi học được những gì?”, và họ rất coi trọng việc mình có đóng góp hay đem lại điều gì có ích cho thế giới rộng lớn ngoài kia hay không.

Đi đôi với Phát triển & Đào tạo, nhà lãnh đạo cần thúc đẩy nhân viên bằng những chương trình nâng cao năng lực, đồng thời áp dụng các phương pháp này một cách đều đặn vào công việc hàng ngày hay các dự án chiến lược của họ. Bằng cách này, nhân viên sẽ cảm thấy công việc của mình xứng đáng và tạo động lực để tiến bộ hơn mỗi ngày.

Cạnh tranh lành mạnh

Phần thưởng và sự công nhận không phải là đãi ngộ, mà đó là trải nghiệm. Bạn có thể làm một tấm bảng thành tích, ghi danh những ai tham gia nhiều buổi đào tạo và nâng cao năng lực nhất chẳng hạn. Khích lệ và khen thưởng là một trong những cách giúp bạn sở hữu cho mình một đội ngũ nhân viên tận tâm, tận lực và gắn bó hết mình với công việc đấy!

Giờ giấc linh hoạt

Thay vì quá nghiêm túc với khung giờ làm việc cố định 8 tiếng một ngày, hãy linh hoạt hơn và tập trung vào chất lượng công việc mà nhân viên có thể đem lại. Năng suất không tương đương với số giờ làm việc, đặc biệt là trong mùa dịch. Sự linh hoạt chính là một yếu tố to lớn thúc đẩy năng suất và động lực khi làm việc. Hãy cho nhân viên được lựa chọn thời gian làm việc, để họ vẫn có thời giờ để chăm sóc con cái và nghỉ ngơi. Khi nhu cầu của con người được đáp ứng, thì chẳng có lí do gì để họ chuyển sang một nơi mới để làm việc cả.

Thể hiện sự quan tâm

Khi mà làm việc online đang dần trở nên bình thường hóa, thì việc quan tâm và động viên nhân sự lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bạn có thể gửi họ một ít quà bánh, cà phê, gói chăm sóc sức khỏe, tư vấn nghề nghiệp online, hay thậm chí gia tăng thêm ngày nghỉ.

Điều quan trọng là, sự quan tâm ấy là thật lòng, và bạn thật sự quý trọng đội ngũ nhân sự của mình. Và đừng quên thể hiện điều ấy càng thường xuyên càng tốt nhé!

>>> Xem thêm: Giữ chân bằng được nhân sự làm việc không hiệu quả, lý do tại sao?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers