adsads
Aug 25 1
Lượt Xem 4 K

Bước chân vào chốn công sở chính là bước chân vào đời. Bạn có thể gặp được vô vàn những con người thú vị, chân thành và có cùng những giá trị đạo đức giống mình. Nhưng bạn cũng buộc phải làm việc, gặp gỡ hơn 40 tiếng/ tuần với những con người khác biệt bản thân từ tính cách, tư tưởng đến cách làm việc. Việc tránh được xung đột với họ, khiến công việc trở nên dễ dàng hơn là điều không hề dễ dàng. Và điều đó còn kinh khủng hơn khi những người khác biệt với bạn lại chính là cấp trên. Làm sao để bạn cân bằng được những drama công sở và khiến cuộc sống của mình dễ thở hơn?

Với sự dẫn dắt của anh Nguyễn Minh Tâm – Giám đốc phát triển con người và đào tạo tại PNJ, buổi livestream xoay quanh chủ đề “Sếp & Đồng Nghiệp: Hòa thuận không hòa hoãn” đã mang đến những góc nhìn mới lạ về các mối quan hệ chốn công sở. Hãy cùng HR Insider xem lại những chia sẻ đến từ các chuyên gia/ nhà lãnh đạo cấp cao trên cương vị người đi làm, người quản lý trong bài viết sau đây nhé!

Nhảy việc nhiều hay ít không quan trọng!

Theo anh Nguyễn Việt Hùng – Nguyên tổng giám đốc của KMS Technology Việt Nam, tác giả của sách Tản mạn về Hạnh Phúc – diễn giả của livestream Drama Công Sở mùa 2, chia sẻ:

“Nhảy việc nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là cách mà chúng ta ứng xử khi nhảy việc.”

Dựa trên những trải nghiệm trong quá trình đi làm, dưới cương vị là người đứng đầu doanh nghiệp, anh Việt Hùng cho rằng cách hành xử, thái độ của một người đi làm đối với công ty cũ là điều vô cùng quan trọng. Nhà tuyển dụng tiếp theo sẽ dựa trên những “dấu vết” người đi làm để lại ở công ty để đánh giá năng lực và thái độ. Nếu cách hành xử đúng mực, thấu tình đạt lý thì chuyện nhảy việc nhiều hay ít không quan trọng.

Tuy nhiên, anh Việt Hùng cũng nhấn mạnh rằng nếu là một người nhảy việc quá nhiều lần, bạn hãy xem xét lại khách quan một lần nữa về vấn đề của bản thân. Liệu những đóng góp, cống hiến của bản thân đến công việc đang ở mức nào. Và quyết định nhảy việc có thực sự hữu ích cho sự nghiệp của bản thân hay không?

Cũng trong buổi livestream Drama Công Sở mùa 2 lần này, chị Đoàn Huỳnh Vân Anh – chuyên gia khai vấn tại LCV đã chia sẻ rằng:

“Hãy xác định điều mình muốn là gì trước khi nhảy việc. Đừng vì muốn thoát khỏi tình trạng hiện tại mà lựa chọn nhảy việc. Nó giống như việc bạn muốn ra khỏi nhà mà không biết đi đâu, nếu vậy thì đặt grab, grab cũng không chạy đâu. Bản thân người đi làm nếu muốn nhảy việc phải xác định được điểm rời đi của bản thân và điểm đến kế tiếp là ở đâu.”

Đối với chị Vân Anh, bước đầu tiên để nhảy việc thành công chính là xác định được đâu là điều bản thân muốn, từ công việc mình muốn đến người sếp, mức lương mình muốn,… Và đương nhiên trong cuộc sống hay công việc sẽ có những yếu tố không ngờ xảy đến nhưng nếu xác định được điều bản thân muốn, chúng ta sẽ không mất phương hướng trên con đường của mình.

 >>> Xem thêm: Nhảy việc và những con số bạn cần phải lưu tâm

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là điều rất quan trọng nếu muốn trở thành Sếp!

Khi được hỏi về yếu tố nào để tạo nên một người quản lý tốt, chị Vân Anh đã chia sẻ rằng đó là trí tuệ cảm xúc. Vì hầu hết khi được hỏi về sếp cũ của mình như thế nào, chúng ta thường sẽ không nhớ về năng lực làm việc của người sếp mà đa số sẽ nhắc về cách mà họ thấu hiểu, đối xử, hỗ trợ nhân viên của mình như thế nào. Chị Vân Anh cũng dẫn chứng số liệu về một khảo sát toàn cầu cho thấy các yếu tố để đánh giá một người sếp tốt lần lượt là: 70% trí thông minh cảm xúc, 20% năng lực chuyên môn và 10% là IQ.

Đồng tình với chị Vân Anh, anh Việt Hùng chia sẻ rằng yếu tố mà anh xem trọng nhất ở một người lãnh đạo chính là sự bền vững. Và dựa trên những trải nghiệm của bản thân, anh Việt Hùng nhận thấy rằng có 4 điều mà một người lãnh đạo cần phải sở hữu, bao gồm:

Đầu tiên, một người sếp tốt trước tiên phải biết cách phát triển bản thân mình tốt hơn mỗi ngày, quản trị được chính mình.

Điều thứ 2, là họ phải xuất sắc khi làm việc với con người. Một kết quả tập thể tốt là nhờ có sự gắn kết chặt chẽ của một đội ngũ mạnh.

Thứ 3, là một người có được sự tin tưởng tăng lên mỗi ngày của cấp dưới. Sự uy tín trong mối quan hệ với mọi người ngày càng tăng lên.

Thứ 4, người sếp phải hiểu được tình hình kinh doanh chung, nhìn nhận được định hướng chung của đội nhóm. Chỉ khi hiểu được công việc chung thì sếp mới có thể dẫn dắt mọi người đi tới kết quả tốt nhất.

 

Những câu chuyện “drama” không hồi kết chốn công sở

Và không chỉ chia sẻ quan điểm cá nhân của mình trong các mối quan hệ trong xã hội, anh Việt Hùng, chị Vân Anh và anh Minh Tâm còn đưa ra những lời tư vấn, giải đáp cho các vấn đề “drama” chốn công sở của người theo dõi.

Làm gì khi đồng nghiệp cũ không ngừng sân si? 

Trước vấn đề của một bạn theo dõi: “Trên đời này chuyện gì cũng có hai mặt, vấn đề gì cũng xuất phát từ hai phía. Nhưng có những người năng lực không tốt và luôn nghĩ mình là người bị hại, những người xung quanh đang cố hại mình. Dù nhìn từ phía ngược lại, vấn đề xuất phát đến từ bản thân “người bị hại” và ko ai có ý hãm hại họ. Sau đó, khi họ nghỉ việc, họ bắt đầu đi nói xấu công ty, sếp cũ và đồng nghiệp, thậm chí dùng những từ ngữ rất tệ như con này con kia thằng nọ mất dạy. Trường hợp này mình nên xử lí sao cho “đẹp” nhất ạ.”

Chị Vân Anh cho rằng: “Hãy xác định vai trò của bạn trong vấn đề này. Bạn muốn giải quyết vấn đề này dưới góc độ nào, một người nhân sự, một đồng nghiệp cũ hay một người bảo vệ công ty,… Hãy xác định, mong muốn của chính bản thân mình. Và khi xác định được điều mình muốn, giải pháp phù hợp nhất sẽ xuất hiện. Và có một vấn đề là nếu một người đang ở trong tâm thế “nạn nhân” họ sẽ đáng thương hơn đáng trách, vì lúc này họ đang sống dựa trên người khác chứ không sống vì bản thân.”

Cách “đối nhân xử thế” với đồng nghiệp 2 mặt!

Một vấn đề không kém thị phi, thường gặp chốn công sở là: “Làm sao để ứng xử với một người đồng nghiệp có 2 mặt vậy ạ? Trước mặt mọi người thì lúc nào cũng ngọt ngào, dạ dạ vâng vâng, kiểu hiền lành vô hại nhưng vừa quay lưng lại là nói xấu, chê bai đồng nghiệp khác đủ điều.”

Theo anh Việt Hùng, với trường hợp này bạn hãy là người chân thật và đưa ra lời góp ý chân thành đối với người đồng nghiệp này. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, anh Việt Hùng cũng nhấn mạnh đến yếu tố kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tích cực. Vì chỉ khi thân thiết và đủ thấu hiểu một con người, chúng ta mới có thể đưa ra một lời nhận xét công bằng và hợp lý nhất.

Và nếu bạn đang gặp phải những khó khăn và chưa thể quyết định bước tiếp theo trong hành trình sự nghiệp của mình trong thời điểm hiện tại, hãy cùng HR Insider xem lại livestream này tại đây: https://bit.ly/Livestream-DramaCongSo hoặc gửi thắc mắc của mình đến hộp thư: [email protected]. VietnamWorks sẽ thay mặt bạn gửi các câu hỏi, nhận câu trả lời từ các diễn giả tham gia trong chương trình và gửi đến bạn sau nhé!

 

DRAM CÔNG SỞ
Drama Công Sở là series những ý kiến trái chiều không có đúng sai do VietnamWorks khởi xướng với mong muốn được lắng nghe câu chuyện của bạn về các vấn đề nhức nhối, đầy thị phi gặp phải khi đi làm. Và không chỉ lắng nghe, VietnamWorks còn mời các nhà lãnh đạo cấp cao/ chuyên gia tại Việt Nam tham gia chia sẻ góc nhìn của mình về những chủ đề nêu trên, nhằm định hướng và giúp các bạn tìm ra giải pháp cho riêng mình thông qua buổi livestream trên Fanpage VietnamWorks.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường...

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn...

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được...

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers