adsads
doi mat nhan vien trong buoi hop rieng 1
Lượt Xem 2 K

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn họp riêng với nhân viên một cách hiệu quả

 

1. Đừng bao giờ hủy buổi họp

Cách dễ dàng nhất để cho nhân viên của bạn biết bạn không hề xem trọng họ chính là hủy buổi họp đã được lên lịch từ trước, dù lý do bạn đưa ra có là gì đi chăng nữa. Nếu bạn có việc đột xuất, hãy cố gắng dời buổi họp lại vào thời gian khác trong ngày, và mong họ thứ lỗi vì điều này. 

 

2. Để nhân viên của bạn bắt đầu trước

Đừng bắt đầu buổi họp bằng việc giao thêm cho nhân viên nhiều công việc khác. Hãy để họ bắt đầu trước và trình bày với bạn những ý kiến của họ. Hoặc bạn có thể bằng đầu bằng một câu hỏi: “Tôi có thể giúp gì cho bạn hay không?”

 

3. Gợi cho nhân viên bày tỏ

Hãy hỏi những câu hỏi mở, gợi ra những mối quan tâm và lo lắng của nhân viên về một vấn đề nào đó. Đó có thể là một câu hỏi về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn “Dự án X đang tiến triển thế nào rồi?” hoặc rộng hơn “Đâu là điều bạn cảm thấy khó khăn nhất đối với lượng công việc hiện tại?”

 

4. Thẳng thắn và trung thực

Để gợi lên sự quan tâm nghiêm túc của nhân viên với buổi họp, bạn sẽ phải trả lời một số câu hỏi khó của họ. Nếu bạn không thể đưa ra câu trả lời, hãy cố gắng cho họ nhiều thông tin nhất có thể. Nếu bạn trả lời, hãy trả lời một cách thành thật và rõ ràng.

 

Trong trường hợp họ chỉ ra vấn đề của cả team, hãy tiếp nhận nó và cho họ biết rằng bạn sẽ làm gì để cải thiện tình hình. Trong trường hợp họ nghĩ họ xứng đáng được thăng chức còn bạn lại không nghĩ như vậy, hãy cho họ biết lý do tại sao.

 

5. Bàn về vấn đề phát triển sự nghiệp

Tất cả những buổi họp 1-1 với nhân viên, hãy tránh việc luôn nói về những dự án của công ty. Thay vào đó, hãy cùng nhân viên của mình bàn về vấn đề phát triển sự nghiệp của họ. Tìm hiểu xem mục tiêu cụ thể của họ là gì và điều gì khiến họ cảm thấy thỏa mãn khi đạt được trong thời gian tới. Nếu mục tiêu của họ là được thăng tiến, gợi ý cho họ những việc họ cần làm và thể hiện để đạt được điều đó.

 

6. Hỏi ý kiến của họ để điều chỉnh bản thân

Không phải lúc nào bạn cũng nhận được câu trả lời, nhưng hãy luôn đặt ra câu hỏi ở mỗi buổi họp: “Bạn có góp ý gì đối với sự quản lý của tôi không?”. Bạn có thể nhận được những lời khuyên vô cùng hữu ích. Dựa vào những góp ý này qua suốt một năm, bạn có thể cải thiện bản thân rất nhiều thay vì đợi đến cuối năm và nhận được những lời phê bình trên bảng đánh giá công việc.

 

7. Giao tiếp để đào tạo

Hãy tận dụng những buổi họp riêng như thế này để hướng dẫn nhân viên. Yêu cầu họ viết một bài ngắn gọn về những chủ đề liên quan. Nếu họ không thể giải thích rõ ràng, tiếp tục thăm dò cho đến khi bạn hiểu sau đó phản hồi lại với họ bằng cách tương tự.

 

8. Đưa ra một cái bẫy

Thử nghĩ ra một số ý kiến mang màu sắc cá nhân về việc nhân viên của bạn làm thế nào để trở nên khác biệt. Đừng cho họ thấy bạn đang giao cho họ một nhiệm vụ, mà bạn chỉ đang gợi mở cho họ. Xem ai sẽ là người dính bẫy, họ sẽ tận dụng “lời khuyên” của bạn hay đưa ra một cách riêng cho mình. Nếu họ thuộc trường hợp thứ hai, đó là người luôn biết phấn đấu để cải thiện khả năng của mình, một phẩm chất của những nhân viên hàng đầu.

 

– HR Insider –

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers