adsads
Shutterstock 1996388540
Lượt Xem 5 K

Nói xấu sau lưng đồng nghiệp và cấp trên

Trong môi trường làm việc chắc hẳn sẽ có những người bạn thích hoặc bạn ghét. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng ở chốn công sở người mà khiến cho đồng nghiệp không ưa nhất chính là những người chỉ biết ngồi lê đôi mách và nói xấu sau lưng người khác. Do đó, cho dù bạn không ưa người ta thì bạn vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Điều quan trọng là đừng để cho họ làm ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống của bạn.

Chốn công sở là nơi “tai vách mạch rừng”, ngày hôm nay bạn nói xấu người khác thì chắc chắn câu chuyện đó sẽ lại được truyền tai cho người thứ 3 và còn nhiều người khác nữa. Biết đâu trong số đó lại là “gián điệp” của sếp và nhanh chóng những thông tin bạn đưa ra sẽ đến tai sếp. 

Bởi vậy tốt nhất khi đi làm đừng bao giờ nói xấu sau lưng người khác. Hãy thực sự cần trọng trong từng lời ăn tiếng nói để tránh ảnh hưởng đến công việc về sau.

Không nên thăm dò về chuyện đời tư của đồng nghiệp

Có nhiều người có tính tò mò, rất hay đi hỏi dò thông tin của người khác theo đúng kiểu “chuyện nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông”. Không những vậy lại còn thêm thắt, đơm đặt thêm câu chuyện rồi đi buôn khắp nơi, gây ra những hiểu lầm và dẫn đến những xích mích và mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp.

Do đó ở chốn công sở bạn nên tôn trọng quyền riêng tư của tất cả mọi người. Hãy tập trung vào công việc thay vì đi tò mò chuyện cá nhân của người khác.

Không nên thảo luận mức lương thưởng

Tiền lương, thưởng của mỗi cá nhân là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và tuyệt mật đối với một số công ty. Bởi do đặc thù công việc nên mỗi người sẽ có một mức lương khác nhau. Bí mật lương, thưởng để tránh sự ganh tị hay mất đoàn kết giữa nội bộ nhân viên.

Do đó tốt nhất không nên thảo luận mức lương thưởng chốn công sở. Nếu như có ai đó hỏi về mức lương của bạn thì bạn nên tránh sang một chủ đề khác.

Đừng lôi chuyện nhà ra kể nơi công sở

Công sở là nơi để làm việc chứ không phải nơi để bạn kể lể chuyện nhà. Sẽ tốt nếu như có người thông cảm với câu chuyện của bạn. Nhưng đôi khi câu chuyện bạn kể sẽ khiến cho người khác đánh giá về gia đình bạn và cảm thấy bạn quá nhàn rỗi, điều này sẽ không tốt. Ví dụ: Bạn có bất đồng quan điểm với mẹ chồng, ban đầu có thể mọi người sẽ cảm thấy thông cảm với câu chuyện của bạn. Nhưng dần dần họ sẽ thấy phiền và mệt mỏi với những lời than vãn đó.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc đánh gục nhà tuyển dụng

Nếu như bạn muốn tâm sự thì nên tìm đến bạn bè, đồng nghiệp thân thiết sau giờ làm việc. Còn văn phòng là nơi mà bạn nên tập trung vào công việc thì tốt hơn.

Than vãn về công việc hiện tại

Nói rằng bạn cảm thấy chán ghét công việc hiện tại là điều mà không ai muốn nghe thấy ở nơi làm việc. Bởi việc phàn nàn, than vãn đó khiến cho mọi người thấy rằng bạn là một người rất tiêu cực chứ không phải là một thành viên tạo nên hiệu quả cho đội nhóm. Thái độ này của bạn sẽ làm giảm hiệu quả công việc và tinh thần của những người xung quanh. Đương nhiên việc này cũng sẽ dễ bị sếp phát hiện và có thể họ sẽ sẵn sàng thay thế bạn bằng những người nhiệt tình và yêu thích công việc hơn.

Từ chối làm những công việc không liên quan đến mình

Đôi khi có thể sếp sẽ yêu cầu bạn làm một số công việc ngoài trách nhiệm mà bạn phải đảm nhận. Tuy nhiên hãy cố gắng hoàn thành công việc được giao chứ đừng từ chối và nói rằng bạn không có trách nhiệm để làm công việc đó. Bởi đây cũng là một thái độ làm việc để sếp cân nhắc năng lực cũng như mức độ nhiệt tình của bạn. Biết đâu đây sẽ là cơ hội tốt để thăng tiến trong công việc. Nếu như bạn đấy khối lượng công việc lớn thì có thể trao đổi lại với sếp về vai trò của mình và đưa ra những lợi ích mà bạn xứng đáng nhận được.

Xem giờ và làm việc riêng quá nhiều

Một điểm mà bạn cần tránh khi làm việc chốn công sở đó là thường xuyên xem điện thoại, xem đồng hồ. Việc làm đó sẽ khiến cho mọi người đánh giá bạn là người không tập trung trong công việc, làm việc mà tâm trí luôn hướng về nơi khác. Làm việc riêng quá nhiều trong giờ làm việc cũng gây cảm giác khó chịu cho người xung quanh và họ sẽ đánh giá bạn là người lười biếng, rảnh rỗi.

Trên đây là một số điều mà người thông minh không bao giờ làm ở công sở. Hy vọng với bài chia sẻ trên đây bạn sẽ thể hiện được mình là một người nhiệt huyết với công việc, luôn hòa đồng vui vẻ với tất cả đồng nghiệp. Đừng để những hành động nhỏ khiến cho mọi người đánh giá không tốt về bạn nhé.

>>> Xem thêm: 4 nguyên tắc ứng xử khôn ngoan “dẹp” lời bàn tán của đồng nghiệp

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers