• .
adsads
Untitled design 122
Lượt Xem 1 K

Lần đầu đi xin việc thất bại, có thể đó không phải lỗi của bạn. Nhưng lần thứ hai xin việc thất bại, đó là lỗi của bạn. Bởi, sự non nớt và thiếu chuyên nghiệp khi xin việc lần đầu ai cũng từng gặp phải. Nhưng nếu bạn để sự non nớt này lặp lại lần thứ hai thì điều này thật tệ. Câu trả lời sáo rỗng, kinh nghiệm “vạy mượn” mà “không tận dụng khả năng mình có” là một trong những sai lầm nhiều người mắc phải.

 

1. Ngừng rải “tờ rơi” rập khuôn cho các công ty khi đi xin việc

Thú thật đi, bạn đã bao giờ gửi một cv xin việc cho nhiều công ty cùng một lúc chưa? Hãy dừng việc đó ngay lập tức nếu bạn đang làm như thế. Vì điều đó sẽ không giúp bạn có được cơ hội việc làm mà nó có thể khiến bạn bị liệt vào danh sách đen của công ty chỉ vì gửi nhầm tên công ty này cho công ty kia đấy.

Việc gửi nhiều cv xin việc cho nhiều công ty đáng được khuyến khích. Thế nhưng, thay vì bạn khiến đơn xin việc của mình trở thành những “tờ rơi” giống hệt nhau thì hãy dành thời gian biến nó trở thành những cv ấn tượng cho từng vị trí và từng doanh nghiệp thích hợp.

Dành thời gian thiết kế nhiều cv, điền thông tin phù hợp, khả năng làm việc cho từng vị trí ứng tuyển và yêu cầu của doanh nghiệp sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội hơn trong khi tìm kiếm việc làm.

 

2. Tìm hiểu văn hóa công sở của doanh nghiệp trước khi đi xin việc

Văn hóa công sở của mỗi doanh nghiệp là những đặc trưng riêng và là đặc điểm nhận diện của doanh nghiệp ấy. Để có thể hòa nhập và phát triển trong môi trường công việc mới, bạn cần tìm hiểu cặn kẽ về văn hóa công ty đó để có những chuẩn bị tốt nhất khi đi xin việc.

Ví dụ như:

Bạn mặc một chiếc váy gợi cảm khi đi xin vào vị trí giáo viên, có nhiều khả năng bạn sẽ bị đánh rớt vì đây là môi trường giáo dục và cần một chút trang nhã, kín đáo. 

Để luôn hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng và tận dụng được khả năng quan sát của bản thân, bạn nên tìm hiểu trước về trang phục, cách ứng xử trong văn hóa công sở của doanh nghiệp mà mình ứng tuyển.

 

3. Cố “vay mượn” kinh nghiệm từ người khác

Đừng lầm tưởng việc chuẩn bị trước nội dung khi đi xin việc nghĩa là bạn sẽ học thuộc lòng những lý thuyết sáo rỗng và rập khuôn. Mà hãy thành thật nói cho nhà tuyển dụng nghe những kinh nghiệm mà bạn thật sự có, khả năng cốt lõi trong bạn.

Khác biệt để tạo nên sự đặc biệt. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang muốn tìm việc làm phù hợp với những khả năng bạn có. Đừng sử dụng những kinh nghiệm của người khác mà bạn đọc trên mạng, hay trong sách. 

Chẳng hạn như, khi bạn ứng tuyển vào vị trí design, đừng bao giờ nói rằng tôi có kinh nghiệm sử dụng tất cả các phần mềm liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế, tôi làm qua rất nhiều rồi. Nhưng khi nhà tuyển dụng hỏi đến phần mềm chỉnh sửa cơ bản nhất bạn lại không trả lời được.

Khi lời nói và hiện thực mâu thuẫn sẽ làm bạn bị mất đi hình ảnh trung thực trong mắt nhà tuyển dụng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất đi 50% cơ hội việc làm của mình rồi đấy.

 

4. Thay đổi suy nghĩ “đi xin việc” thành “đi tìm việc”

“Đi xin việc” là từ mà hầu hết mọi người đều quen gọi mỗi khi có ý định làm việc ở một vị trí nào đó. Thế nhưng, ít ai biết rằng cách gọi này cũng ảnh hưởng đến tâm thế khi chúng ta đi phỏng vấn. 

Hãy thay đổi từ “xin việc” thành “tìm việc” ngay từ bây giờ. Bởi, nhà tuyển dụng cần nhân lực để thực hiện mục đích kinh doanh của họ, và bạn là ứng viên phù hợp với những yêu cầu mà họ đề ra. Đây là mối quan hệ cộng tác (hợp tác) dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. 

Vì thế, đừng bao giờ nghĩ rằng bạn phải như thế này hoặc như thế kia để xin được bất cứ một công việc nào, kể cả nó có phù hợp với khả năng của bạn hay không. Hãy tìm việc, tìm kiếm một công việc thật sự thích hợp với năng lực để có thể tận dụng nó một cách hiệu quả và khiến bản thân trở nên nổi bật. 

Hãy khai thác mọi nguồn lực của bản thân và tận dụng triệt để nó khi bạn đi xin việc. Chỉ khi bạn thật sự hiểu mình có gì, bạn mới biết mình có thể cho doanh nghiệp điều gì và thuyết phục họ nhận bạn vào vị trí bạn mong muốn. Hãy luôn nhớ rằng “Thành công là việc sử dụng tối đa khả năng mà mình có” – Zig Ziglar.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers