• .
adsads
Untitled design 57
Lượt Xem 2 K

Bạn vừa trải qua một buổi phỏng vấn tại vị trí công việc mà bạn yêu thích? Bạn đang băn khoăn rằng không biết mình có thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn đó hay không? Đừng lo lắng, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đánh giá buổi phỏng vấn của mình qua những dấu hiệu phỏng vấn thành công.

Thông thường, các ứng viên sẽ chỉ chú ý đến những sai sót của mình trong buổi phỏng vấn rồi gây nên sự lo lắng, thất vọng. Tuy nhiên, không hẳn những sai sót đó khiến bạn thất bại hoàn toàn. Có thể bạn đã có những sự thể hiện tốt mà bạn không để ý tới. Hãy cùng xem bạn có một trong những dấu hiệu phỏng vấn thành công dưới đây không nhé!

 

Dấu hiệu 1: Chuyên viên tuyển dụng kiểm tra chéo tính xác thực của thông tin

Ví dụ nếu như bạn chia sẻ với nhà tuyển dụng bạn đã có kinh nghiệm làm việc chạy quảng cáo tại google adwords. Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra chéo lại qua những câu hỏi: “Bạn đã tạo ra được kết quả như thế nào?”; “Ngân sách như thế nào?”,…

Sẽ chẳng ai quan tâm bạn có nói thật hay không nếu không có ý định tuyển dụng bạn. Và hãy nhớ phải trung thực trong mọi tình huống nhé.

 

Dấu hiệu 2: Các câu hỏi phỏng vấn đa dạng hơn tạo dấu hiệu phỏng vấn thành công

Dấu hiệu phỏng vấn thành công thứ 2 được thể hiện qua sự đa dạng của các câu hỏi. Không chỉ là những câu hỏi về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà sẽ mở rộng hơn những câu hỏi về hành vi, kết quả, tính cách,…

Một điều chắc chắn là bạn phải là người trả lời tốt từ những câu hỏi đầu tiên thì nhà tuyển dụng mới tiếp tục đào sâu hơn về con người bạn.

 

Dấu hiệu 3: Có 2-3 chuyên viên tuyển dụng phỏng vấn. Các câu hỏi phân bố đều với các bộ phận

Nếu như đối diện với bạn có từ 2-3 người phỏng vấn thì có khả năng bạn đã lọt vào mắt các nhà tuyển dụng. Các câu hỏi được phân bố chuyên môn cho nhiều bộ phận như: nhân sự, kinh doanh, marketing,…

Sẽ không có công ty nào tốn nhiều nhân lực và thời gian chỉ để phỏng vấn một ứng viên không có tiềm năng. Nhiều người đặt câu hỏi cho bạn sẽ thể hiện rằng bạn đang đi đúng hướng và đạt yêu cầu.

 

Dấu hiệu 4: Câu hỏi tập trung vào chuyên môn

Một ứng viên sáng giá đương nhiên phải có một nền tảng chuyên môn vững chắc. Một số nhà tuyển dụng có kinh nghiệm họ sẽ thường tập trung vào chuyên môn hơn. Họ phải chắc chắn bạn nắm rõ kiến thức trước khi vào vị trí tuyển dụng để có thể nắm bắt công việc nhanh hơn. 

Vì thế, đây cũng là một dấu hiệu tích cực trong buổi phỏng vấn

 

Dấu hiệu 5: Các câu hỏi tập trung vào sự phù hợp văn hóa

Nếu như các bạn đã thất bại về chuyên môn hay hành vi thái độ thì sẽ không có nhà tuyển dụng nào cần sự phù hợp về văn hóa công ty, về đồng nghiệp,…

Nếu được hỏi về các câu hỏi về văn hóa công ty hoặc tính cách bản thân bạn thì bạn đã tiến thêm một bước rồi đó. Và tiếp theo, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn có thể thích ứng trong bất cứ môi trường nào.

Dấu hiệu 6: Mức độ khó và mức độ chuyên nghiệp của câu hỏi tăng lên

Hãy tưởng tượng việc phỏng vấn giống như việc bạn đang từ từ bước lên các bậc thang. Mỗi bậc tiếp theo sẽ cao hơn bậc trước đó. Và các câu hỏi cũng vậy. Bạn phải vượt qua được các câu hỏi dễ thì mới có cơ hội thử sức với những câu hỏi khó của nhà tuyển dụng.

 

Dấu hiệu 7: Thời gian phỏng vấn kéo dài hơn bình thường

Điều này cũng rất dễ hiểu. Sẽ không có công ty hoặc nhà tuyển dụng nào tiêu tốn nhiều thời gian cho một ứng viên sẽ bị loại cả. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng cần biết thêm nhiều thông tin từ bạn để chắc chắn rằng bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Vì vậy, bạn đừng áp lực về thời gian phỏng vấn bị kéo dài nhé.

 

Dấu hiệu 8: Cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ thân thiện

Một trong những dấu hiệu phỏng vấn thành công dễ nhận thấy chính là sự thân thiện của nhà tuyển dụng. Có thể ban đầu, nhà tuyển dụng mang thái độ nghi ngờ hoặc kiểm tra về kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bạn. Nhưng càng về sau thì nhà tuyển dụng thể hiện sự thân thiện nhiều hơn, họ cười với bạn nhiều hơn,… Hoặc là họ muốn lắng nghe bạn chia sẻ nhiều hơn.

 

Dấu hiệu 9: Dấu hiệu phỏng vấn thành công rõ nhất – Câu hỏi đàm phán lương

NTD sẽ hỏi về mức lương kỳ vọng của bạn. Họ muốn kiểm tra lại một lần nữa rằng yêu cầu của bạn có phù hợp với ngân sách của công ty hay không.

 

Dấu hiệu 10: Câu hỏi “Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc / ký hợp đồng được?”

Dấu hiệu phỏng vấn thành công này thì có thể rất dễ để nhận biết. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, bình tĩnh. Bạn biết rõ bạn đã nắm chắc được phần thắng. Nhưng cần suy xét kỹ lưỡng thời gian nào là hợp lý nhất để chiến thắng phần thời gian còn lại của buổi phỏng vấn.

Trên đây là 10 dấu hiệu phỏng vấn thành công giúp bạn đánh giá được bản thân mình có bao nhiêu phần trăm cơ hội trúng tuyển. Và bạn hãy nhớ điều quan trọng rằng: Trước hết bạn phải tin vào bản thân mình thì mới có thể tự tin thể hiện tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers