• .
adsads
Untitled design 179
Lượt Xem 6 K

Cuối cùng thì công cuộc tìm kiếm việc làm và các kĩ năng phỏng vấn đã được trả công xứng đáng – bạn đã nhận được job offer, và giờ thì bạn nhận được rất nhiều lời mời làm việc trong hộp thư của mình. Mặc dù đây chính là viễn cảnh bạn hằng mơ ước bấy lâu, nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu đi tìm việc, có một vài thứ sẽ khiến bạn vô cùng đau đầu đấy! Gia đình và bạn bè sẽ nhanh chóng “vào cuộc” để cho bạn những lời khuyên. Mặc dù thế, để biết đâu là công việc phù hợp với bản thân, bạn cần dựa vào một số yếu tố sau đây – mà một vài trong số đó là những điều rất dễ bị bạn bỏ qua đấy!

Tiền không phải là điều quan trọng nhất

So sánh lương giữa các nơi với nhau chính là điểm khởi đầu dễ dàng nhất cho bạn trong quá trình lựa chọn. Tuy nhiên, theo Rachel Kim, nhà chiến lược nghề nghiệp và tư vấn viên tại SoFi cho rằng, chỉ dựa vào tiền để lựa chọn là một quyết định sai lầm. Tạm gạt đi vấn đề tiền bạc sang một bên, bạn sẽ có cơ hội đào sâu hơn để tìm ra những gì bạn cho là mình đang cần nhất. “Hãy nghĩ về những khía cạnh như trách nhiệm nghề nghiệp, hay thành quả mà mình muốn đạt được trước khi bắt đầu quyết định chọn công việc nào đó”, Kim cho hay. Dĩ nhiên rồi, tiền bạc vẫn chiếm phần quan trọng, nhưng bạn nên biết “cân đo đong đếm” tất cả các khía cạnh của vị trí đó với nhau; từ tất cả các phụ cấp bao gồm những kì nghỉ du lịch, cho tới những kĩ năng và kinh nghiệm bạn sẽ gặt hái được cho con đường sự nghiệp tương lai của mình.

Liệu vị trí đó có thật sự “vừa vặn” với bạn?

Lựa chọn một công việc “vừa vặn” với mình, có nghĩa là bạn phải thật sự hiểu rõ động lực và mục tiêu của bản thân là gì khi nhận job offer đó. Kim cho biết: “Sự nghiệp có thành công hay không bắt nguồn từ khâu lựa chọn công việc. Đó phải là nơi bạn liên kết được với những động lực nội sinh; là nơi bạn có thể sử dụng và phát triển kĩ năng của mình; nơi công việc có mục tiêu rõ ràng để bạn đóng góp giá trị của mình; nơi mà bạn cảm thấy mình thật sự thuộc về”. Công việc với sự rõ ràng về mục đích và giá trị sẽ giúp bạn thể hiện tốt hơn ở vị trí đó. Đây cũng là cầu nối dẫn đến những sự thăng tiến hay được tăng mức lương sau này đấy.

Tiềm năng phát triển sự nghiệp

Đau đầu vì nhận được quá nhiều job offer? Đây là cách giúp bạn lựa chọn

Hãy đánh giá mỗi vị trí dựa trên những kĩ năng nào mình sẽ có cơ hội thực hành và học hỏi, sẽ gặt hái được trải nghiệm như thế nào, và mối quan hệ nghề nghiệp sẽ được mở rộng ra sao. Hãy cân nhắc về việc con đường sự nghiệp của mình có thể thành công và tiến triển tại tổ chức ấy hay không. Công ty có đang trên đà phát triển không? Có nhiều cơ hội để học tập và thăng tiến trong nghề nghiệp về lâu về dài hay không? Tất cả những yếu tố này bạn nên cố gắng ghi nhớ để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn nhé!

Ai sẽ là quản lí trực tiếp của bạn?

Quản lí là những nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trên con đường đi đến thành công của bạn. Khi so sánh các lời đề nghị làm việc, hãy tự hỏi bản thân, liệu vị sếp đó có phải là người mà bạn có thể học hỏi từ họ hay không, và liệu rằng bạn có hòa hợp với họ trong công việc hay không? Một cuộc bỏ phiếu tại Gallop với hơn một triệu nhân công Mỹ cho thấy rằng, 75% quyết định nghỉ việc vì sếp của họ, chứ không phải lí do là vì vị trí làm việc của mình. “Để có thể đánh giá tốt đâu là một người quản lí tiềm năng, bạn cần phải biết về phong cách quản lí của họ, cách họ ra quyết định, những đặc tính mà họ thích khi bạn gửi báo cáo trực tiếp, và mối quan hệ giữa sếp và nhân viên ra sao trong con mắt của họ”, Kim phát biểu. Hãy nhìn lại các buổi phỏng vấn vừa qua, và tự hỏi bản thân liệu có vị quản lí nào nổi bật nhất mà bạn có hứng thú làm việc chung với không nhé.

Cân nhắc kế hoạch rút lui trong tương lai

Theo Kim, “có một tầm nhìn xa sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định ngắn hạn tốt nhất”. Thời nay, thật là viễn vông khi bạn có ý định gắn bó “trường tồn” với một công ty cả quãng đời của mình. Hỏi bản thân rằng mình sẽ như thế nào trong 5 năm, 10 năm, hay thậm chí 15 năm tới; và bạn cần những gì để đến được các cột mốc đó. Những kĩ năng và kinh nghiệm bạn cần là gì? Bạn cần quen biết với ai trong các mối quan hệ xã hội của mình? Sau đó, hãy so sánh các lời mời làm việc với nhau, cân nhắc xem đâu là nơi có cánh cửa mở rộng nhất, ai sẽ là người luôn ở bên xung quanh bạn, và liệu rằng các kinh nghiệm mà bạn thu được có đem lại thành công khi mà bạn quyết định chọn hướng đi khác hay không.

Tán dương quyết định cuối cùng của mình

Bạn sẽ rất dễ dàng có ý nghĩ thứ hai ngay cả khi chuẩn bị gửi lá thư đồng ý làm việc của mình. Đó là lí do tại sao bạn nên dành ra thời gian để suy nghĩ về quyết định cuối cùng, và chắc rằng bạn cảm thấy thoải mái với lựa chọn đó. Một khi “ván đã đóng thuyền”, đừng nghĩ ngợi thêm gì nữa. Hãy tự tán dương quyết định mà mình đã chọn, và sẵn sàng với những bước chân đầu tiên trên con thuyền sự nghiệp của mình, bạn nhé!

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers