adsads
shutterstock 450524086 2
Lượt Xem 16 K

Nguyên tắc 1: Đừng cố tỏ ra mình là người giỏi nhất

Thực tế “ Con ếch chết vì cái miệng” nên dù bạn có thể thuộc tuýp người có năng lực, việc phô bày quá mức và không đúng lúc sẽ phản tác dụng khiến bạn trở thành người thích khoe khoang. Vô tình trở thành tiêu điểm bàn tán của mọi người xung quanh và bị bóc tách ra khỏi chính tổ chức của bạn.

Hãy là người thể hiện một cách khéo léo ! Ngoài việc tự tin giao tiếp, bạn cần phải biết lắng nghe và tạo cơ hội cho người khác được lên tiếng. Bởi ranh giới giữa tự tin và kêu ngạo rất mong manh, nên cần phải nhất nhất cẩn trọng trong giao tiếp. Việc này vừa giúp bạn thu hút người khác, vừa giúp bạn trở nên thân thiện hơn trong mắt đồng nghiệp.

Nguyên tắc 2: Thấu hiểu và biết cảm thông cho nhau

Không ai là hoàn hảo vì thế nếu bạn trông chờ và buộc suy nghĩ của người khác phải giống ý mình là điều rất khó xảy ra. Đôi khi việc áp đặt quá mức suy nghĩ của mình vào người khác sẽ gây phản tác dụng. Thay vào đó, bạn hãy đặt bản thân vào vị trí người khác để cảm thông cho nhau. 

Thay vì chỉ trích : Tại sao anh/chị làm thế này ? thì một câu hỏi quan tâm “ Có chuyện gì à ?” sẽ kéo gần khoảng cách của bạn với đồng nghiệp.

Trong cuộc sống, sai sót xảy ra là điều khó tránh khỏi. Hãy biết cảm thông để người khác mở rộng lòng với mình. Có như thế dù là ở bất cứ đâu bạn vẫn có thể tìm được “đồng minh” của mình.

Nguyên tắc 3: Học cách khích lệ người khác

Tôi tin chắc rằng mọi người đều thích nghe khích lệ hơn là chỉ trích. Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại với những giá trị khác nhau, không ai là vô dụng cả. Không nên vì sai lầm trước mắt mà phủ nhận tất cả cố gắng của họ.

Đôi khi chúng ta thường hay ngụy biện cho sự phán xét của mình xuất phát từ ý tốt, thúc đẩy mọi việc trở nên hoàn thiện hơn. Trên thực tế, hành động này như một đối thủ vô hình cắt đứt đi sợi dây gắn kết với đồng nghiệp, lắm lúc khiến họ trở nên tự ti hơn về chính bản thân mình.

Hãy tưởng tượng, khi nhận bản vẽ kỹ thuật chưa hoàn hảo thay vì thốt lên “ Bản vẽ này xấu thế ! Anh/chị đang đưa cái gì cho tôi đây?” thì hãy thử nói “ Bản vẽ này khá đầy đủ nhưng nếu anh/chị sửa lại chi tiết xyz thì nó sẽ hoàn hảo hơn”. Nếu đặt vị trí của mình ở đó, bạn sẽ thích nhận câu trả lời nào hơn ?

Thực chất khi đưa ra lời chỉ trích cũng chỉ vì muốn hoàn thiện nó một cách tốt hơn. Nhưng không phải bất kỳ người nghe nào cũng tiếp nhận câu nói theo hướng tích cực. Vì thế, hãy tập cách khen ngợi trước khi mổ xẻ khuyết điểm của người khác.

Nguyên tắc 4: Không xen vào chuyện người khác

Dù là người hướng nội hay hướng ngoại, chúng ra đều có những câu chuyện thầm kín muốn giữ cho riêng mình. Đừng cố tò mò chuyện của người khác để vướng phải “thị phi” không đáng có. Căn bệnh “tọc mạch” rất khó nhìn thấy. Chúng ta khó chịu khi bị người khác soi mói, nhưng dễ dàng bỏ qua khi chính mình mắc lỗi tương tự. Tôi nói điều đó không phải khuyến khích mọi người vô cảm với câu chuyện của người khác.  Tất cả những sự “tìm hiểu quá mức” lâu dần sẽ trở thành thói quen khiến bạn không thể nhận ra. 

Nếu vào một ngày đẹp trời, cô bạn đồng nghiệp muốn tâm sự với mình, hãy im lặng lắng nghe và đưa ra lời khuyên khi cần thiết. Tuyệt đối không được tìm hiểu quá sâu vấn đề, vô tình biến bạn thành kẻ tò mò, bóp méo đi sự quan tâm tốp đẹp vốn có ban đầu.

Nguyên tắc 5: Suy nghĩ đúng đắn về vấn đề gặp phải

Vốn dĩ chúng ta sinh ra không phải để làm vừa lòng ai cả, nhưng bất kì ai cũng luôn hy vọng người khác sẽ yêu mến và luôn để ý suy nghĩ của người khác về mình. Đối với môi trường công sở nói riêng, bạn hoặc tôi khi bước đến làm việc và tiếp xúc với những con người mới lạ đều sẽ hy vọng được quan tâm để không đến nổi bị cô lập trong bức tường do chính đồng nghiệp tạo ra. Nhưng nếu quá đặt nặng vấn đề và đỏi hỏi tất cả mọi người sẽ phải yêu quý mình vô tình sẽ tạo áp lực lên chính chúng ta.

Tôi đã từng nghe câu chuyện kể về một anh IT giỏi được công ty tuyển dụng về. Chưa đầy một tháng phải xin nghỉ việc chỉ vì không thể hòa nhập với mọi người. Sự dứt áo ra đi của anh IT đầy tiếc nuối nhưng lại là lối thoát duy nhất cho chính anh ta. Có thể anh là người hướng nội và anh ta đã quá đặt nặng suy nghĩ của người khác về mình, vô hình chung tạo nên cảm giác “ tôi đang bị cô lập” bởi chính đồng nghiệp của mình.

Cuộc sống vốn dĩ không như truyện cổ tích, nếu bạn chờ đợi một phép màu nào đó thay đổi cuộc đời thì mãi mãi bạn chỉ đang tồn tại trong cuộc sống của người đã chết. Không ai có thể cứu vớt bạn ra khỏi sự “cô lập” ngoài chính bản thân bạn. 

Cuối cùng, hãy học cách thấu hiểu và cải thiện bản thân mình trở nên tốt hơn từng ngày và cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Dù có thể không chinh phục hết tất cả mọi người, nhưng tôi tin chắc với những bí quyết trên sẽ khó có ai ghét bỏ được bạn.

>> Xem thêm: Bí quyết trả lời: “Bạn còn câu hỏi nào cho chúng tôi không?” sao cho chuyên nghiệp

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó dường như là một phần của “văn hóa hỏi han,” nhất là trong những buổi gặp gỡ gia đình hay họp mặt đầu năm. 

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc hàng ngày và quên mất chúng? Không ít người rơi vào tình huống này, và kết quả là những giấc mơ lớn dần trở thành điều nuối tiếc. Nhưng làm thế nào để giữ vững mục tiêu, kiên trì với kế hoạch của mình và đạt được thành công?

Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó dường như là một phần của “văn hóa hỏi han,” nhất là trong những buổi gặp gỡ gia đình hay họp mặt đầu năm. 

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc hàng ngày và quên mất chúng? Không ít người rơi vào tình huống này, và kết quả là những giấc mơ lớn dần trở thành điều nuối tiếc. Nhưng làm thế nào để giữ vững mục tiêu, kiên trì với kế hoạch của mình và đạt được thành công?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers