adsads
1200x900 8
Lượt Xem 404

Chi phí tuyển dụng là gì? 

Chi phí tuyển dụng là toàn bộ số tiền nhà tuyển dụng chi ra trong suốt quá trình triển khai quy trình tuyển dụng, bắt đầu từ khi đăng tin tuyển dụng đến khi ứng viên trúng tuyển tiếp quản công việc tại tổ chức.

Các khoản chi phí tuyển dụng phổ biến có thể kể đến:

  • Chi phí truyền thông, đăng tuyển: Bên cạnh các kênh tuyển dụng miễn phí, để tận dụng tối đa truyền thông, doanh nghiệp có thể kết hợp với các kênh tuyển dụng uy tin để có thể thu hút được nguồn nhân sự hiệu quả trong thời gian ngắn
  • Chi phí thuê dịch vụ tuyển dụng bên ngoài, thuê chuyên gia tư vấn tuyển dụng…
  • Chi phí hậu cần phục vụ công tác tuyển dụng (ví dụ: thuê văn phòng, chi phí đi lại cho ứng viên hoặc người phỏng vấn, chi phí cơ sở vật chất …)
  • Chi phí trả cho người trực tiếp phỏng vấn hoặc tư vấn phỏng vấn
  • Chi phí tái tuyển dụng (trường hợp ứng viên không đến nhận việc hoặc ứng viên không phù hợp sau khi thử việc…)
  • Chi phí xây dựng thương hiệu tuyển dụng: Trong bối cảnh hiện nay việc xây dựng thương hiệu là phương thức đang được nhiều doanh nghiệp đầu tư bài bản. Thông qua đó sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên phù hợp tiêu chí mà doanh nghiệp tìm kiếm. Quá trình xây dựng nên thương hiệu tuyển dụng thường kéo dài và đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư rất nhiều công sức cũng như tiền bạc.  

Các phương pháp giúp gia tăng hiệu quả tuyển dụng và tiết kiệm chi phí

1. Tăng hiệu quả giữ chân nhân lực cũ

Đây chắc chắn sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để doanh nghiệp tiết kiệm nguồn chi phí tuyển dụng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chi phí thu hút và đào tạo nhân tài mới tốn kém hơn rất nhiều so với giữ chân những nhân tài có sẵn. Logic rõ ràng rằng khi doanh nghiệp càng giữ chân được nhiều nhân sự tài năng nòng cốt, họ càng ít phải tuyển dụng thêm nhân sự mới. Việc giữ chân nhân sự cũ đương nhiên cũng sẽ tốn chi phí, tuy nhiên khoản này sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với tuyển dụng nhân sự mới. 

2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào vào tuyển dụng

Công nghệ thông tin đang dần góp mặt vào mọi khía cạnh của kinh doanh và tuyển dụng cũng không nằm ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng các phần mềm hỗ trợ tuyển dụng hiện đại để không chỉ đạt hiệu quả tuyển dụng cao mà còn tối ứu được chi phí. 

Thay vì tự xây dựng đầu tư các trang tuyển dụng của riêng mình, doanh nghiệp cũng có thể kết hợp với các kênh tuyển dụng uy tín với đa dạng các tính năng theo yêu cầu. Các giải pháp tuyển dụng thông minh được cung cấp ngày nay đã mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp. 

Thông qua các phần mềm quản lí tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể nguồn nhân lực ở các khâu: 

  • Tìm kiếm, thu hút ứng viên
  • Sàng lọc ứng viên theo bộ từ khóa mà doanh nghiệp đưa ra
  • Lưu trữ số lượng lớn và an toàn các dữ liệu của quá trình tuyển dụng cũng như dữ liệu về ứng viên
  • Thiết lập được các báo cáo chính xác và nhanh chóng.

3. Tăng tốc độ tuyển dụng

Rõ ràng rằng, thời gian tuyển dụng càng kéo dài, chi phí tuyển dụng sẽ càng tăng. Để quá trình tuyển dụng tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả, tuyển dụng cần phải chú trọng các khâu sàng lọc ngay từ khi thu thập thông tin để đưa ra bản mô tả công việc. Bản mô tả công việc chi tiết sẽ giúp ứng viên tự đánh giá được khả năng phù hợp của mình đối với công việc. 

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Tuyển dụng việc làm part time Video Editor tuyển dụng Tuyển dụng xây dựng Đà Nẵng
VinBus tuyển dụng Việc làm VSIP 1 Việc làm văn phòng Bình Dương

4. Phát huy tuyển dụng nội bộ

Nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp chính là nguồn ứng viên tiềm năng cho nhiều vị trí cấp quản lý mà doanh nghiệp tìm kiếm. Thay vì tốn các chi phí để tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài, tuyển dụng nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán tuyển dụng tiết kiệm trong thời gian ngắn. Hơn nữa, với những nhân viên đã quen với văn hóa làm việc tại doanh nghiệp, các rủi ro trong tuyển dụng cũng sẽ thấp hơn rất nhiều. Cuối cùng, tạo điều kiện cho nhân viên mở rộng công việc, thay đổi vị trí hay phát triển năng lực chính là góp phần vào sự phát triển đội ngũ bền vững của công ty.

 5. Khuyến khích nhân sự giới thiệu ứng viên

Không ai quảng bá doanh nghiệp tốt bằng chính những nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp đó. Đưa ra các chính sách khuyến khích nhân viên giới thiệu những ứng viên chất lượng và phù hợp cũng là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp tuyển dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn. 

Kết luận

Hiệu quả tuyển dụng và chi phí tuyển dụng là 2 yếu tố được đánh giá song song để biết được một quy trình tuyển dụng có đem lại hiệu quả hay không. Với những phương pháp hỗ trợ tuyển dụng mà bài viết này đưa ra, hi vọng các doanh nghiệp sẽ có cho mình những cải tiến mới trong tuyển dụng trong năm 2023. Chúc bạn và doanh nghiệp thành công!

Xem thêm: Học cách quản trị nhân sự thời kỳ suy thoái

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers