adsads
111111111111
Lượt Xem 8 K

Tìm hiểu lý do đằng sau sự “ưu ái” từ sếp

Việc đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện ra một sự ưu ái đặc biệt là tìm hiểu nguyên do của nó: Đó là bạn bè học chung đại học của sếp hay bà con họ hàng, hay sếp quý người đó chỉ vì năng lực vượt trội, doanh số đem về đáng ghi nhận…Biết được lý do bị phủ mờ đằng sau sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan nhất, đánh giá sự ưu ái đó có công bằng hay không.

Khẳng định giá trị của bạn 

Nếu sự thiên vị của cấp trên quá rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và công việc của bạn. Hãy khéo léo định vị và thay đổi bản thân để phù hợp hơn với những tiêu chí của cấp trên và hòa đồng với đồng nghiệp.

Tuyệt đối không chất vấn hay buộc tội sếp. Điều này có thể khiến bạn trở thành người nhỏ nhen và đối đầu với họ. Hãy suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng và tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chứng tỏ giá trị chính mình với công ty, đồng nghiệp, khách hàng.

Không tỏ thái độ với người được “ưu ái”

Đôi khi nhân viên được ưu ái không hề có lỗi, họ thậm chí không biết lý do sếp quan tâm đến mình nhiều hơn người khác. Nếu bạn bày tỏ thái độ không đúng sẽ gây mất hòa khí công ty, khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu, ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh. Bạn cần giữ mối quan hệ hài hòa với những nhân viên được ưu ái này.

Trao đổi với sếp một cách khéo léo 

Nhưng nếu bạn đã cố gắng chứng tỏ năng lực và thay đổi bản thân. Nhưng vẫn không hiệu quả. Hãy thử trao đổi một cách tế nhị, khéo léo với cấp trên, thỏa thuận rõ công việc và nhiệm vụ của bạn. Đề nghị sếp đánh giá và đưa ra ý kiến xây dựng và giúp đỡ nếu cần thiết. Trong cuộc thảo luận, hãy đặt những câu hỏi cụ thể. Chỉ ra điểm mà mình cảm thấy chưa thỏa đáng. Với cách giải quyết này, bạn sẽ không sợ bị thiệt thòi và phớt lờ những thành quả mà mình đã đóng góp.

Tìm một môi trường phù hợp hơn với bạn 

Nếu bạn đã thử đủ tất cả các biện pháp kể trên mà thái độ của sếp vẫn không hề cải thiện, thường xuyên dồn việc khó, bắt bạn làm thêm ngoài giờ và ưu ái cho một số người thì bạn nên chấm dứt công việc hiện tại và tìm cho mình một môi trường công bằng, tôn trọng nhân viên hơn. Cố gắng chịu đựng trong một môi trường tồi sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái chán nản, mất hết động lực làm việc, kết quả càng ngày càng tệ.

Chắc chắn một công ty đối xử thiếu công bằng với nhân viên sẽ khó tìm được cấp dưới trung thành và không thể nào có những đột phá trong kinh doanh, bạn ở lại cũng đồng nghĩa với việc tự tay hủy hoại tương lai của chính mình.

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa kẻ tầm thường và người kiệt xuất chính là cách sử dụng thời gian

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers