• .
adsads
shutterstock 2114241626
Lượt Xem 6 K

Nhảy việc là gì?

Nhảy việc là khái niệm chỉ hành động chuyển từ công việc này sang công việc khác trong một khoảng thời gian ngắn dưới 1 năm hoặc trong vòng 1, 2 năm. Nhảy việc cũng có thể được hiểu là một người bất ngờ rời bỏ vị trí đang làm chuyển sang ngành nghề khác hoặc chuyển sang công ty khác.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhảy việc là họ đang không hài lòng với công việc hiện tại, họ nhận thấy công việc hiện tại “không có tương lai”, họ không còn hài lòng với môi trường làm việc ở công ty, hay đơn giản vì họ “thích”,…

Nhảy việc có tốt không?

Ngày nay, nhà tuyển dụng đã bớt khắt khe hơn với các ứng viên thường xuyên “nhảy việc”, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật. Và nhảy việc cũng không bị đánh giá tiêu cực và đang dần được chấp nhận trên thị trường lao động. Trên thực tế, lợi ích của nhảy việc khá nhiều, cụ thể là mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới.

  • Khám phá giá trị của bản thân: Lựa chọn cuộc sống bình thản có nghĩa là bạn đang tự kìm hãm cơ hội để khai phá giới hạn tiềm năng của bản thân. Khi nhảy việc là bạn đang tìm kiếm cơ hội để thách thức bản thân mình hơn và tìm được giá trị đích thực của mình.
  • Tìm kiếm công việc và môi trường yêu thích: Khi ở môi trường phù hợp và có sự yêu thích, công việc và khả năng của bạn mới phát huy tối đa. Môi trường công việc phù hợp chính là động lực lớn để bạn cố gắng làm việc, mở ra con đường mới mẻ cho sự nghiệp trong tương lai.
  • Phát triển nhiều kỹ năng: Khi nhảy việc, bạn không chỉ được kiến thức, kinh nghiệm làm việc, mà mỗi môi trường, mỗi người đồng nghiệp tiếp xúc sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Bạn sẽ học được cách giao tiếp, kỹ năng làm việc với mọi người.
  • Gia tăng thu nhập: Cơ hội mới, trải nghiệm mới đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn sẽ được tăng lên. Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ ra mức lương hậu hĩnh để thu hút nhân tài, trong khi đó chính sách tăng lương cho nhân viên cũ ở một số công ty khá khó khăn. Vì thế, nhiều người nhảy việc vì lý do thu nhập.
  • Mở rộng mối quan hệ trong nghề: Với các kỹ năng mềm được tích lũy trong quá trình nhảy việc sẽ giúp bạn gia tăng các mối quan hệ trong nghề. Khi càng quen biết được nhiều người, nhiều chuyên gia trong nghề, bạn sẽ có nhiều cơ hội mới, được học hỏi và được dẫn dắt để phát triển tốt hơn cho sự nghiệp sau này.

Đồng ý rằng nhảy việc không xấu nhưng nếu nhảy việc quá nhiều thì lợi bất cập hại. Khi bạn nhảy việc quá nhiều không chỉ ảnh hưởng danh tiếng của bản thân mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp nơi bạn đã và sắp làm việc. 

Lịch sử nhảy việc quá nhiều gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng, ảnh hưởng đến việc xây dựng network của bản thân. Thời gian nhảy việc quá ngắn, bạn khó có thể học hỏi được về chuyên môn và hiểu rõ về công việc. Chính điều này đã làm mất thời gian của chính bản thân bạn. Ngoài ra, khi nhảy việc quá nhiều, bạn còn bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển và sẽ trở nên “cả thèm, chóng chán” hơn. Vì thế, đừng nhảy việc “vô tội vạ” mà hãy đổi việc khi cần thiết.

Khi nào nên nhảy việc?

  • Không còn hứng thú với công việc hiện tại: Mọi việc quá suôn sẻ và bạn không còn học hỏi được điều gì. Lúc này bạn nên nghĩ đến tình huống nhảy việc để giúp bản thân thoát khỏi sự trì trệ và mở ra cơ hội mới trên con đường phát triển sự nghiệp.
  • Xuất hiện suy nghĩ “bản thân không giỏi trong công việc này”: Không có ai là không giỏi trong công việc mà chỉ có kỹ năng của bạn không phù hợp với những gì mà công việc đang yêu cầu. Nếu thường xuyên xuất hiện suy nghĩ này, hãy cân nhắc đến nhảy việc bạn nhé.
  • Mục tiêu của bản thân không phù hợp với công ty: Nếu như mục tiêu nghề nghiệp của bạn không phù hợp với công ty thì đã đến lúc bạn phải tìm cho mình một cơ hội mới.
  • Kỹ năng không được ghi nhận và đánh giá cao: Nếu sếp không ghi nhận khả năng của bạn, hoặc bạn cảm thấy vị trí việc làm chẳng còn xứng đáng với công sức và tài năng mình đã bỏ ra… Đừng ngại nhảy việc để tìm cơ hội mới tốt hơn nhé!

 

Cần chuẩn bị gì khi nhảy việc?

Chuẩn bị cho sự thay đổi lớn trong sự nghiệp bạn cần tìm hiểu trước để tránh gặp phải tình trạng dễ nản lòng và gặp thất bại.

Khảo sát thực tế

Bạn cần thành thật xác định về những gì bạn thân đang tìm kiếm và mong muốn. Bạn nhảy việc vì lý do gì? Tìm kiếm thử thách mới hay không hài lòng với mức thu nhập hiện tại?

Trước khi nhảy việc, bạn cần xác định ngành nghề đang hướng đến, đồng thời, thu thập càng nhiều các thông tin về con đường sự nghiệp mới càng tốt. Công việc mới này như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Làm việc tại đâu? Mức lương và cơ hội thăng tiến thế nào?

Xác định các kỹ năng cần thành thạo

Khi thay đổi nghề nghiệp, bạn sẽ cần phải thành thạo một số kỹ năng mới. Vì thế, bạn cần xác định những kỹ năng cần phải có trong công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định đâu là lỗ hổng kỹ năng của bản thân để biết mình cần bổ sung những gì.

Để làm được điều này, bạn cần tham khảo thật kỹ các bản mô tả công việc, các thông tin tuyển dụng, đồng thời lập danh sách tất cả các kỹ năng, trình độ và yêu cầu thường xuyên xuất hiện trong các yêu cầu tuyển dụng. Khi càng chuẩn bị thật đầy đủ về kỹ năng và trình độ, bạn sẽ càng dễ dàng thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp.

Đặt mục tiêu và thời hạn

Khi nhảy việc đồng nghĩa bạn phải đối mặt với thực tế “trở lại trường học với tư cách là một người học trưởng thành”. Vì thế, việc đặt ra mục tiêu và thời hạn là điều rất quan trọng khi nhảy việc, và bạn phải tự chịu trách nhiệm về sự thay đổi nghề nghiệp của mình, đồng thời luôn nhìn ra bức tranh lớn hơn.

Đối mặt với sự hoài nghi 

Việc dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới rất khó khăn và bạn có thể phải vật lộn để tin rằng điều đó là hoàn toàn khả thi hoặc bạn thực sự đủ giỏi để có thể làm cho nó hoạt động.  Vì thế, bạn hãy chuẩn bị tinh thần để đối phó với một số câu hỏi mang tính hoài nghi trong chính thâm tâm. Điều quan trọng là bạn phải lường trước những khoảnh khắc bất trắc và sẵn sàng đương đầu với chúng ngay khi vừa phát sinh.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích khi bạn đang và có ý định nhảy việc. Chúc bạn thành công với những dự định của mình trong tương lai nhé! 

>> Xem thêm: Tiếc công việc ổn định nhưng nhàm chán, tôi đã sai khi chần chừ không nhảy việc sớm hơn.

— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers