adsads
Untitled design 14 1
Lượt Xem 2 K

 

Mỗi ngày, nhà tuyển dụng nhận hằng hà sa số các CV và hồ sơ xin việc gửi về. Với khối lượng công việc quá tải như thế này, bộ phận nhân sự lúc này được xem như “chỗ dựa tinh thần” vững chắc, đại diện cho doanh nghiệp lựa chọn ra gương mặt ưu tú nhất tương ứng với vị trí tuyển dụng. Tương tự như thế, bộ phận nhân sự cũng luôn là cánh cửa đầu tiên mà bạn cần phải “lọt qua” trước khi có cơ hội được trao đổi trực tiếp với người giám hộ của bạn.

Theo John Sullivan – giáo sư bộ môn Quản trị học tại trường Đại Học San Francisco, đại đa số hồ sơ ứng viên nộp đơn thường nhanh chóng “rơi rụng” trước khi họ có cơ hội đọc qua. Cũng tương tự, 95% các ứng viên sau khi phỏng vấn với bộ phận nhân sự thường rơi vào ô “mất lượt” sau buổi gặp mặt đầu tiên. Lý do thường bắt đầu từ một quan điểm vô cùng sai lầm: Coi nhẹ buổi gặp mặt với bộ phận nhân sự mà chỉ chú tâm vào buổi phỏng vấn tiếp theo với chính người tuyển dụng.

Peter Cappeli, giám đốc trung tâm đào tạo Nhân sự Wharton chia sẻ:

“Vòng phỏng vấn đầu tiên phỏng vấn cũng chính là vòng quan trọng nhất. Bằng mọi cách & năng lực của mình, bạn phải chiếm trọn vẹn lòng tin của bộ phận nhân sự trước khi nghĩ đến những bước đi tiếp theo”.

Điều quan trọng nhất mà bất kì ứng viên nào cũng cần phải lưu tâm: Xem Nhân sự là bạn, còn lòng tự cao của bạn mới là thù.

Vậy đâu là những gì bạn cần phải chuẩn bị? Cùng điểm qua một vài chìa khoá quan trọng giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng thử thách này một cách dễ thở nhất:

 

Nghiên cứu thông tin

Truy cập vào các trang web việc làm, các chuyên mục hướng nghiệp, cẩm nang nghề nghiệp trên báo, tạp chí, trên các nguồn tin điện tử,… Nói chung là bất kỳ tài liệu nào mà bạn thấy có ích cho mình trong quá trình xin việc. Các báo cáo tài chính thường niên của các công ty, doanh nghiệp, của cơ quan Lao động – Xã hội trong thư viện cũng là một nguồn tin quan trọng cho bạn. Sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, về cơ quan bạn đang ứng tuyển sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ cho bạn trước nhà tuyển dụng.

 

Tập luyện trước

chuẩn bị cho phỏng vấn

 

Trước khi bước vào phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng, bạn hãy tập luyện ở nhà với những người thân, bạn bè của mình. Đây là cách rất tốt để luyện cho mình sự dạn dĩ, tự tin, cho thần kinh của bạn thêm vững vàng hơn. Khi tập luyện như thế, bạn sẽ biết được những điểm yếu của mình trong giao tiếp, chẳng hạn như: nói quá nhanh, câu cú dài dòng – lủng củng, hoặc cách nói của bạn không thuyết phục v.v … bạn sẽ biết được mình cần tiết chế ở đâu, nhấn mạnh phần nào. Hãy luyện tập nhiều lần, cho đến khi thật trôi chảy mọi thứ, làm sao để không chỉ bạn và người thân của mình đều cảm thấy hài lòng đối với cuộc “phỏng vấn giả” này.

 

Không sợ hãi trước những câu hỏi khó

Phỏng vấn xin việc cũng là lúc mà các ứng viên được yêu cầu cung cấp những kinh nghiệm thực tế của họ, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Những câu hỏi được bắt đầu bằng những từ như: “Nói cho tôi biết khi nào….”, “Hãy cho tôi ví dụ về…” Đây là những câu hỏi mang tính thăm dò, cho dù bạn có hay không có kinh nghiệm trong lĩnh vực / vấn đề ấy cũng hãy trả lời với nhà tuyển dụng một cách thẳng thắn. Không nên vì mình không biết, không có kinh nghiệm mà tỏ ra sợ hãi hay tự ti trước nhà tuyển dụng.

 

Nhớ tên những người phỏng vấn

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng tìm hiểu để biết tên và chức vụ của người (hoặc những người) bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn sắp tới. Hãy yêu cầu người môi giới (nếu bạn tìm việc qua các trung tâm môi giới việc làm) cho bạn biết, hoặc nếu bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty, hãy yêu cầu bộ phận nhân sự cung cấp cho bạn những thông tin này.

 

Hình thức vẫn luôn giúp bạn chiếm ưu thế

Vẻ ngoài của bạn cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả của cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn là quần áo của mình sạch sẽ và tươm tất. Bạn cần ăn mặc đẹp, lịch sự nhưng không được quá cầu kỳ, đầu tóc gọn gàng, có thể dùng một ít nước hoa nhẹ nhàng nhưng không nên lạm dụng quá nhiều. Với các ứng viên nữ, có thể thêm một số phụ trang nhưng cần phải đơn giản. Nên nhớ, bạn đang đi phỏng vấn xin việc chứ không phải đang đi dự tiệc chiêu đãi. Hình thức bên ngoài của bạn cần toát lên vẻ năng động và gây được ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng.

 

Tạo cảm giác thoải mái

chuẩn bị cho phỏng vấn

 

Buổi sáng trong ngày đi phỏng vấn, bạn nên tạo cho mình một cảm giác thoải mái: có thể là một bản nhạc yêu thích, một mẩu chuyện vui hoặc đi bộ trong khu vườn của mình….Hít thật sâu, tạo sự phấn chấn cho tinh thần. Trên đường đi, hãy cố gắng mỉm cười với mọi người, nụ cười có tác dụng làm dịu bớt những căng thẳng trong người bạn, giúp bạn có được thiện cảm trong mắt mọi người, nhất là những người ở nơi bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, còn một điều quan trọng khác là không nên để dạ dày rỗng khi đi phỏng vấn. Cho dù có chuẩn bị tốt như thế nào thì bạn cũng khó có thể tập trung được 100% khi mà bao tử bạn đang réo gọi.

Tóm tắt lại, sau đây là những việc mà ứng viên phải luôn nhớ và tránh để chuẩn bị cho vòng gặp mặt đầu tiên trở nên suôn sẻ và thuận lợi nhất:

Nên:

  • Hiểu rõ được giá trị & tầm quan trọng của bộ phận nhân sự khi phỏng vấn
  • Tập trung vào việc tạo nên sức ảnh hưởng thay vì chỉ nghĩ đến viễn cảnh “bị loại”
  • Bằng mọi giá, cũng phải đối xử với họ bằng thái độ nhiệt thành & cư xử đúng mực

Không nên:

  • Xem nhẹ bộ phận nhân sự cũng như đánh giá thấp về tầm hiểu biết công việc mà bạn đang ứng tuyển
  • Đi tay không, tâm trí vô hồn, thông tin không một chữ
  • Để lòng tự trọng lấn át lý trí của chính mình

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers