adsads
chu tich tap doan honda dong nghiep cang than thiet voi nhau cang khong nen den nha nhau 1
Lượt Xem 8 K

 

“Đồng nghiệp càng thân thiết với nhau thì càng không đến nhà nhau”, nhà sáng lập tập đoàn Honda Soichiro Honda từng viết như vậy trong một cuốn sách của mình. Ông cho rằng mỗi gia đình đều là một không gian riêng, có con cái, sở thích cũng khác nhau. Không ai muốn bị người khác nhìn thấy và cũng không muốn nhìn thấy của ai. Nếu lỡ thấy rồi thì đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện thêm nhiều thứ cảm xúc khác. Thậm chí còn có thể dẫn đến hiềm khích, đố kỵ lẫn nhau.

“Tôi thấy những chuyện như thế thường gây ra lắm rắc rối khó gỡ. Nếu không ai đến nhà ai cả thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Ngay cả phó giám đốc Fujisawa là bạn tâm giao của tôi đấy, chúng tôi cũng chỉ gặp nhau ở công ty. Ông ấy chưa bao giờ đến nhà tôi mà tôi cũng chưa bao giờ đến nhà ông ấy. Tôi thấy thế là rất hay”, ông bật mí.

Quan điểm của Soichiro Honda khá lạ nhưng lại trùng với nghiên cứu có tên “Bạn bè không có lợi ích: Hiểu về mặt tối của tình bạn nơi làm việc” của trường quản lý Wharton. Tất nhiên các tác giả cũng biết rằng có một hoặc hai người bạn tại nơi làm việc của bạn có thể làm cho bất kỳ công việc nào thú vị hơn hoặc thậm chí dễ chịu hơn, bù lại những khoảnh khắc của sự căng thẳng hiện hữu hoặc căng thẳng thường xuyên với những câu chuyện cười và tán dóc cà phê.

Nghiên cứu này đề xuất một khuôn khổ để tổ chức và hiểu những lý do để từ đó khắc phục những điểm chưa ổn trong các mối quan hệ công sở.

Bạn bè, đồng nghiệp muốn và cần những thứ khác nhau

Đầu tiên, các tác giả xác định bốn “tính năng cốt lõi” của tình bạn và các mối quan hệ đồng nghiệp vốn đã có nhiều khác biệt:
– Tình bạn là tự nguyện; giống như gia đình, tuy nhiên, bạn không lựa chọn đồng nghiệp của mình.
– Bạn bè liên hệ với nhau một cách không chính thức. Những nhiệm vụ, vai trò gắn kết trở thành động lực chính thức và có thể trở nên cứng nhắc.
– Bạn bè để đáp ứng các mục tiêu cảm xúc như kết nối và hạnh phúc. Đồng nghiệp lại là những người chia sẻ cùng 1 nhà tuyển dụng, mục tiêu công việc hay thậm chí là việc miễn cưỡng thực hiện nhiệm vụ.
– Với bạn bè không có điểm số hay đánh giá, thang đo. Ở công sở, các mối quan hệ phần lớn mang tính giao dịch.

Với những khác biệt cơ bản này, bạn có thể lờ mờ nhận thấy mặt tối của tình bạn công sở. Người bạn đồng nghiệp của bạn có thể đang tìm kiếm sự bảo đảm về giá trị của dự án hoặc mong đợi một số hỗ trợ khi họ đưa ra đề xuất. Nhưng nếu bạn không đồng ý với tầm nhìn của họ hay hoài nghi về hiệu suất làm việc gần đây, họ cần lời phê bình từ bạn?

Khi bạn tham gia sâu vào tình bạn ở nơi làm việc, công việc của bạn dễ bị tình cảm chi phối và bạn dễ mất tập trung, đặc biệt là khi xung đột giữa các cá nhân phát sinh. Khi mối quan hệ giữa bạn bè tại văn phòng quá mãnh liệt, một người thậm chí có thể cân nhắc rời bỏ công việc của họ chỉ để cứu vãn mối quan hệ, hoặc sự nghiệp của họ, hoặc cả hai – các tác giả nghiên cứu lưu ý.


Tình bạn đẹp có thể khiến công sở trở nên xấu xí

Thật không may, nó không chỉ là tình huống giữa các cá nhân mà còn có thể gây hỗn loạn môi trường làm việc.

Khi tình bạn văn phòng trở nên cố thủ, bầu không khí có thể trở nên căng thẳng và ảnh hưởng đồng nghiệp khác trong văn phòng tùy vào mức độ ảnh hướng khác nhau về mặt cảm xúc. Hoặc tâm lý cố thủ này có khả năng gây tổn hại đến lợi nhuận hay khả năng sáng tạo của tổ chức.

“Họ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với mối quan hệ nhưng không biết gì về tác động của nó tới xung quanh”, nghiên cứu này chỉ ra. Vì vậy tác giả nghiên cứu cho rằng phải thật thận trọng về tình bạn hay vòng tròn kết bạn tại nơi làm việc cũng như nhận thức được nó không gây ảnh hưởng tới công việc. Điều đó thậm chí còn đúng hơn nếu bạn ở vị trí thâm niên cao vì bạn cần phải thể chế hóa các quy trình đảm bảo sự công bằng.

Mạng xã hội làm cho mọi thứ trở nên công khai, tốt hơn và tệ hơn


Đồng nghiệp thường kết nối ngay trên Facebook, Instagram và các trang mạng xã hội khác, điều này có thể đe dọa mối quan hệ giữa các nhân viên, các tác giả cho biết. “Ồ, những người đồng nghiệp này đã đi chơi cùng nhau mà không có tôi. Bạn có thể thậm chí không nhìn thấy âm mưu đó với người trong văn phòng”, một người được phỏng vấn nghiên cứu cho biết.

Ngoài ra còn có nguy cơ rằng việc tiết lộ của bạn trên mạng xã hội có thể tác động mạnh mẽ tới bạn trên văn phòng. Đó là sự bất hòa hay gây nhầm lẫn cho đồng nghiệp, xa hơn có thể dẫn đến các xung đột tồi tệ.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận mạng xã hội cũng có thể tăng cường mối quan hệ giữa các đồng nghiệp. Nếu Facebook cho phép bạn thấy rằng một đồng nghiệp đang trải qua một căn bệnh trong gia đình, có thể bạn sẽ cho họ nghỉ ngơi. Hay bạn có thể biết rõ hơn những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ để có cách ứng xử phù hợp.

Kết luận: Bạn bè đích thực sẽ vượt qua sóng gió

Có một điều đáng tiếc khác khi phát triển tình bạn chốn công sở là bạn bị thu hút bởi những người giống mình, bạn có thể sẽ phải cạnh tranh cho cùng một lợi thế, cùng nguồn tài nguyên. Nhưng những người bạn thực sự gần gũi thường có thể sống sót qua loại thử nghiệm căng thẳng đó. Các nhà tâm lý học nói rằng tình bạn sâu sắc sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh. “Có một mối quan hệ hình chữ U ngược giữa sự gần gũi tình bạn tại nơi làm việc và những trải nghiệm xung đột lợi ích”, báo cáo viết.

Theo Thảo Nguyên/Trí Thức Trẻ

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers