adsads
Lượt Xem 373

Thực trạng “chill” chưa đúng cách của nhiều người trẻ hiện nay

Trong vài năm qua, thuật ngữ “Chill” trở nên cực kỳ phổ biến giữa những người trẻ, dùng để chỉ dạng trạng thái thư giãn, thoải mái, dễ chịu. Một vài câu nói phổ biến liên quan đến thuật ngữ này thường thấy nhất trong các cuộc hội thoại giữa người trẻ là: “Cứ chill đi”, “Đi chill không”, “Chill cùng bạn bè”, v.v. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ anh Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT cho biết hiện nay có rất nhiều các bạn trẻ chill chưa đúng cách. 

Cụ thể thì những bạn trẻ này chỉ nằm dài cả ngày, liên tục bấm điện thoại trong vô thức và cho rằng bản thân họ đang chill. Họ dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem các video ngắn giải trí, và chơi game ngày qua ngày mà không nhận thức được thời gian đang trôi qua. Không những vậy, có nhiều nhóm bạn rủ nhau ra quán cà phê để tụ tập nhưng sau đó mỗi người lại khư khư ôm lấy chiếc điện thoại riêng. 

Theo quan điểm của anh Hoàng Nam Tiến, thực trạng này được anh tóm gọn trong hai chữ: Thả trôi. Điều này có nghĩa là nhiều người trẻ đang để bản thân “trôi” theo những hoạt động không có mục đích, không lý tưởng, và không mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống của họ. Tưởng chừng như những việc đó là đang giúp bản thân họ thư giãn, nhưng thực tế việc đắm chìm trong những thói quen xấu có thể khiến con người tụt hậu. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, mà còn gây lãng phí thời gian quý báu mà họ có thể dùng để phát triển bản thân. 

“Chill có gu” – Bí quyết giúp bạn vừa “chill” vừa phát triển

Thời gian để chill chính là thời gian giúp bạn thư giãn và phục hồi năng lượng sau những áp lực bộn bề của cuộc sống. Song, người trẻ nên biết cách chill phù hợp để bản thân được thực sự thoải mái mà đồng thời vẫn có những trải nghiệm giúp phát triển bản thân. 

Bạn có thể dành thời gian để đọc một quyển sách bản thân yêu thích, tìm tòi cách chế biến một món ăn mới, hoặc dành thời gian để luyện tập một nhạc cụ nào đó. Ngoài ra, những hoạt động rèn luyện thể chất và tinh thần như tập yoga, thiền định hoặc chạy bộ, đạp xe, leo núi, bơi lội cũng giúp giải tỏa căng thẳng cực kỳ hiệu quả.

Bên cạnh đó, anh Hoàng Nam Tiến cũng gợi ý thêm một số cách để người trẻ có thể “chill có gu”. Thay vì dành thời gian vào điện thoại, các bạn trẻ nên tìm kiếm những cơ hội để trải nghiệm những điều mới mẻ một cách chân thật hơn. Ví dụ như du lịch đến những địa điểm mới lạ, khám phá văn hóa, ẩm thực, và con người ở những nơi khác nhau để giúp bản thân thư giãn, mà đồng thời còn mở mang tầm nhìn và kiến thức. Những trải nghiệm này sẽ làm giàu thêm vốn sống và giúp bạn có những góc nhìn đa chiều về thế giới xung quanh.

Chill không chỉ là việc dành thời gian một mình mà còn là việc kết nối và chia sẻ với cộng đồng. Bạn có thể tham gia vào các buổi workshop, hoặc các câu lạc bộ có cùng đam mê và sở thích với bản thân. Điều này không chỉ giúp bạn tìm thấy niềm vui trong những hoạt động yêu thích mà còn tạo cơ hội để kết bạn và học hỏi từ những người có cùng chí hướng.

Lời kết

Suy cho cùng, thay vì chill trên mạng xã hội và thế giới ảo qua màn hình điện thoại, bạn hãy tập trung vào các hoạt động thực tế trong cuộc sống bên ngoài. Đây là cách sống “chất” hiện nay, vừa giúp bạn phát triển về mặt tâm hồn, lại vừa được tự do thoải mái, được học hỏi và phát triển nhiều kỹ năng sống. Những trải nghiệm và hành động thực tế đó sẽ giúp bạn có những góc nhìn sâu sắc và khách quan hơn, từ đó cũng dễ dàng đạt được thành công hơn trong cuộc sống.

Hy vọng rằng các bạn trẻ sẽ luôn giữ được lối sống tích cực và giúp bản thân phát triển tốt đẹp hơn qua từng ngày. Hãy theo dõi VietnamWorks cùng HR Insider để tiếp tục đón đọc những nội dung hữu ích hơn trong thời gian tới bạn nhé!

Xem thêm: Ông Hoàng Nam Tiến: Bí quyết đọc nhanh cùng AI dành cho người “lười đọc sách”.

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers