adsads
shutterstock 1518160772
Lượt Xem 2 K

Giờ làm việc thường trực 24/7 khi work-from-home dường như trở nên cứng nhắc, độc đoán và hơi có phần “lỗi thời”. Tuy nhiên, nếu một nhân viên muốn cắt giảm thời gian làm việc hoặc muốn sếp cân nhắc lại số lượng công việc thì họ thường có nguy cơ mất cơ hội thăng tiến, tệ nhất là trở thành “cái gai trong mắt” của nhiều người. Nhưng câu chuyện này có đúng 100% như ta vẫn thường nghe?

Lấy ví dụ minh họa tại Thụy Sĩ, nơi một phần ba lực lượng lao động có xu hương làm việc ít hơn số giờ toàn thời gian, họ cho rằng việc chia sẻ công việc đã thực sự phát huy hiệu quả ngay cả ở các cấp cao nhất của công ty, nơi không có gì lạ khi vị trí CEO trở thành người chia sẻ nhiều nhất (chia sẻ công việc ở cấp cao ban quản lý).

Irenka Krone cùng cô Nina Prochazka làm việc cùng nhau tại Hiệp hội PTO cho rằng “Mọi người có thể có niềm đam mê mãnh liệt đối với nhiều thứ và việc áp dụng chia sẻ công việc có thể cho phép họ kết hợp các hoạt động khác nhau mà không gặp phải tình trạng kiệt sức.” Thật vậy, khi công việc được sẻ chia, cả tập thể sẽ trở nên đoàn kết và tương hỗ lẫn nhau và đây cũng là cách giúp tinh thần tích cực, hăng hái luôn được duy trì.

Khi họ lần đầu tiên bắt đầu quảng bá chia sẻ việc làm ở Thụy Sĩ cách đây gần một thập kỷ, có ý kiến cho rằng việc sắp xếp này chỉ nhằm giúp các bậc cha mẹ, cụ thể là các bà mẹ, có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhưng theo thời gian, nó đã phát triển và ngày nay họ đang huấn luyện nhiều nhóm đối tượng hơn: độc thân, có gia đình và đã có con. Prochazka nói

Theo mặc định, hai người luôn mang lại nhiều năng lực hơn một người. Sự chia sẻ giữa các thế hệ và các cấp bậc đã làm tăng sự đa dạng ở các nơi công sở tại Thụy Sĩ.

Vậy chúng ta phải triển khai như thế nào? 

Trước khi vào phân tích, chúng ta phải hiểu được tình hình hiện tại:

    • Một người hiện đang nắm giữ nhiều phần công việc mà “nhiều hơn” một người có thể làm trong ngày, trong tuần và trong tháng.
    • Mỗi nhân viên thường làm việc từ 60%-70% và đâu đó những công việc này đang trùng lập với một số nhân viên khác

Không giống như phân chia công việc bình thường, người quản lý nên đưa ra hướng dẫn cụ thể nhằm giúp nhân viên có thể tin tưởng chia sẻ công việc cho nhau. Mấu chốt khi chia việc để work from home chính là hai chữ trách nhiệm. Nhiều quản lý so sánh việc chia sẻ công việc làm từ xa giống như một cuộc hôn nhân được xây dựng từ chữ tín.

Ngoài ra, nhiều nhà quản lý đã bắt đầu tìm kiếm thêm ứng viên làm việc bán thời gian, và các freelancer để hỗ trợ những phần việc cụ thể. Sự thay đổi này cũng đã làm thị trường lao động bùng nỗ dữ dội trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kì giãn cách xã hội. Tuy nhiên, để tin tưởng và hợp tác lâu dài vẫn là điều mà nhà quản lý và cả nhân viên đang bâng khuâng vì có nhiều trường hợp “đứt gánh giữa đường”.

Để giúp chống lại sự hoài nghi đó, Work Muse đã ra mắt Học viện Chia sẻ Việc làm, một chương trình đào tạo trực tuyến “để tạo, bán và bật đèn xanh cho công việc của bạn.” Khi việc chia sẻ công việc được thương lượng và chấp thuận, cặp đôi sẽ quyết định được cách phân chia, đưa ra các chiến lược chinh phục công việc thông qua các cuộc trò chuyện mở. Thông thường, những người muốn được chia sẻ công việc là những người hoàn toàn có tâm huyết với nghề nghiệp và công việc của họ. Họ cũng muốn thành công trong công việc, đồng thời có thêm thời gian với gia đình – họ chỉ muốn làm điều đó một cách khác biệt.

Chia sẻ để giữ năng suất tốt hơn 

Các tập đoàn lớn chia sẻ việc làm bao gồm Accenture, KPMG, Clorox, Deloitte, General Electric và Target, mặc dù không có công ty nào có chương trình chính thức. Điều đó có nghĩa là tùy thuộc vào các nhân viên hiện tại hoặc có nguyện vọng kết hợp và chủ động đưa ra ý tưởng cho trưởng phòng hoặc bộ phận Nhân sự hay không.

Liz Stapleton Zerella, người làm việc trong bộ phận tài chính doanh nghiệp của một công ty FMCG, cho rằng cô chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi khởi xướng ý tưởng chia sẻ việc làm cùng với người sếp của mình:

“Chúng tôi chia sẻ công việc trong chín năm, chia sẻ bốn vai trò khác nhau và được thăng chức,” Zerella nói. Có một ông chủ luôn ủng hộ và giúp đỡ tận tình. Và bạn thực sự có thể làm được nhiều việc hơn với hai bộ não. Đồng thời bạn sẽ nhìn các tình huống từ các khía cạnh khác nhau và đưa ra các đề xuất và giải pháp thậm chí tốt hơn vì bạn đang cộng tác.”

Việc chia sẻ khối lượng công việc cho nhau sẽ là phương pháp làm việc linh hoạt, thu hút nhiều nhân viên hơn và phát triển một nơi làm việc đa dạng hơn — một nơi làm việc đề cao các giá trị tương hỗ lẫn nhau.

Một ý tưởng cũ có tạo nên sự khác biệt mới? 

Trong thời gian work from home, nhiều nhân viên trở nên mệt mỏi hơn khi họ phải làm việc 24/7. Họ dường như không thể phớt lờ những cuộc điện thoại, những dòng tin nhắn và những thông báo từ email đến từ sếp, khách hàng và từ đồng đội của mình.

Dẫu là làm việc tại nhà nhưng khối lượng công việc nên được phân công hợp lí để cuộc sống cá nhân của từng nhân viên được đảm bảo. Một khi nhà quản lý cứ để nhân viên mình trượt dài theo dòng thời gian cùng với khối lượng công việc “khủng” thì sớm muộn gì họ cũng sẽ không còn đủ sức sáng tạo và có tinh thần cống hiến cho doanh nghiệp. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã bật đèn xanh và khuyến khích mọi người trao đổi, thảo luận cùng nhau về khối lượng công việc nhé!

>>> Xem thêm: Làm việc work from home 24/7, lợi hay hại?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers