adsads
shutterstock 1550702165
Lượt Xem 4 K

Nếu bạn đã từng xem qua bộ phim Ba Chàng Ngốc (Three Idiots) chắc hẳn bạn đã nghe đến câu nói Theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn.” Do đó, nếu bạn muốn thành công thì đừng tư duy theo số đông, đừng giới hạn suy nghĩ sáng tạo và trở thành nhân vật tốt nhất của bản thân mình. 

Sẽ không ít bạn trẻ, ứng viên trẻ cảm thấy mông lung trên con đường tìm việc sau khi rời khỏi ghế nhà trường hoặc thay đổi môi trường làm việc sau một thời gian dài. Đây cũng là giai đoạn đầy những bất ổn khiến phần đa dễ cảm thấy thất vọng, hoang mang, đặc biệt là khi nhiều người tìm việc đang có xu hướng chạy theo số đông, từ đó đánh mất đi điều quan trọng mà bản thân cần có.

Chúng ta thường kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Ta nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Nhưng tư duy số đông đôi lúc đồng nghĩa với không suy nghĩ, xem xét vấn đề cẩn thận. Điều này khiến chúng ta luôn dậm chân tại chỗ, không có sự tiến bộ.

Hiệu ứng đám đông và các lỗi ứng viên thường gặp phải

Không phải là một CV được thiết kế xịn, kinh nghiệm và kỹ năng mới là yếu tố quyết định

Là trưởng phòng tuyển dụng của một công ty phần mềm top đầu Việt Nam, mỗi tháng tuyển dụng 100–200 nhân sự mới, mình nhận thấy được một sai lầm mà các bạn trẻ rất hay mắc phải. Đó là các bạn thường chuẩn bị một CV trông thật chuyên nghiệp, nhưng thực chất lại không có mấy giá trị. Các bạn dành hàng giờ để tìm kiếm một template xịn, chọn một hình thẻ đẹp đẽ để chèn vào CV nhưng lại không hay biết: quan trọng nhất đối với nhà tuyển dụng là kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm và học vấn của bạn như thế nào. 

Việc thiếu sót kinh nghiệm thực tập, thiếu sót về mặt kỹ năng khiến CV của các bạn trở nên sơ sài. Từ đó nhiều bạn nảy ra ý tưởng chêm vào CV một câu châm ngôn sống dài ngoằng, một vài sở thích cá nhân không liên quan đến yêu cầu công việc để lấp liếm đi những mặt hạn chế. Khi được hỏi “Tại sao em lại dành nhiều thời gian và công sức để thiết kế CV như vậy?”, nhiều ứng viên đã trả lời thật thà với mình rằng “ Bạn bè của em đều làm giống vậy”.

Rõ ràng trong trường hợp này, các bạn đã bị tư duy đám đông chi phối. Một chiếc CV thiết kế xịn không nói lên điều gì ở bản thân các bạn cả. Hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để rèn luyện các kỹ năng mềm, kiên trì thực tập để tích lũy kinh nghiệm. Đây mới chính là những yếu quan trọng giúp bạn lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng.

Bị chi phối bởi thành tựu của người khác

Lướt một vòng quanh các hội, nhóm tìm việc trên Facebook, không khó để bắt gặp những bài biết “Mình đã kiếm được 100 triệu trong vòng 3 tháng như thế nào? / Mình đã làm gì để đạt mức lương 1000$/ tháng khi chỉ mới ra trường.” Những bài viết trên đã chi phối tư duy của giới trẻ, khiến nhiều người tìm việc có xu hướng định giá cao năng lực của bản thân so với thực tế.

Đây lại là một ví dụ cho thấy người tìm việc bị hiệu ứng đám đông tác động. Không ít lần các ứng viên vừa mới ra trường từ chối cơ hội làm việc nhà tuyển dụng đưa ra vì cho rằng mức lương không tương xứng với giá trị bản thân đem lại. Nhưng trong nhiều trường hợp đối với những bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm, cần trau dồi thêm về mặt kỹ năng thì mức lương mà nhà tuyển dụng đề xuất là hoàn toàn hợp lý. Quan trọng nhất là bạn phải luôn nhận định được mình là ai, năng lực của bản thân như thế nào để nắm bắt các cơ hội. 

Để có thể thương lượng một mức lương như mong muốn, hãy bỏ ra thời gian để tìm kiếm thông tin về công ty mà mình ứng tuyển, vị trí mà mình sẽ ứng tuyển vào, công việc mình sẽ đảm nhiệm khi được nhận vào làm thử việc và chính thức ở công ty đó. Bạn có thể tìm hiểu vị trí và vai trò chung để không bị “khớp” nếu như nhà tuyển dụng hỏi một số vấn đề vượt quá kiến thức của bạn.

Thái độ quan trọng hơn trình độ

Vì sao rất nhiều nhà tuyển dụng lớn không chú tâm quá nhiều vào bằng cấp mà đánh giá ứng viên qua cách thái độ, cách ứng xử và kỹ năng xử lý tình huống? Bởi vì trình độ có thể đào tạo được nhưng phẩm chất, tính cách và thái độ chuẩn mực không phải ai cũng có. Nó là cả một quá trình cấu thành từ nhiều yếu tố không chỉ ngày một ngày hai.

Không ít nhà tuyển dụng chấp nhận đào tạo ứng viên chưa có kinh nghiệm. Việc bạn cần làm là phải cho họ thấy sự thái độ nhiệt tình trong công việc, tích cực học hỏi, tiếp thu, không nên ba hoa, lấp liếm bằng những kiến thức hay kinh nghiệm non nớt. Thái độ tốt được đánh giá thông qua sự tích cực, thân thiện, hòa nhã và cầu tiến… Mỗi người, mỗi cá nhân phải luôn nhìn nhận lại bản thân, có mắc sai lầm, có trả giá mới khiến bản thân ta trưởng thành, phải nỗ lực đúc rút kinh nghiệm, làm cho bản thân ngày một tốt hơn.

Trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân

Trong cuộc sống, đôi khi chạy theo số đông chưa chắc đã là an toàn, đặc biệt trong tình thế dịch bệnh biến động, nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn, bạn sẽ có nguy cơ bị loại bỏ hoặc bị “nuốt chửng” giữa một thế giới với tỷ lệ cạnh tranh cao. Nếu bạn muốn thoát khỏi sự bó buộc của số đông, tư duy đừng chạy theo số đông là cách gần như duy nhất!

Ngừng “tưới cây, chăm hoa” cho vườn nhà người khác, thay vào đó hãy chăm sóc cho bản thân mình. Đặc biệt, thời gian giãn cách hiện nay chính là cột mốc quan trọng để những ai đang lạc lối tìm lại được chính mình. Đừng quá ép buộc bản thân để trở thành bản sao của một hình tượng nào đó. Bạn hãy bắt đầu mỗi ngày bằng cách trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cá nhân ở một lĩnh vực nào đó. Thời gian là hữu hạn và ít ỏi, chúng ta không thể trì hoãn nó để khoác lên mình cái vỏ bọc bận rộn và chạy theo hiệu ứng đám đông.

Chìa khóa lớn nhất để bạn bước ra thị trường làm việc khắc nghiệt chính là trở thành phiên bản tốt nhất, bạn hiểu mình là ai và phải tự tin với những gì bạn đã trang bị cho bản thân. Bạn sẽ không còn lo lắng nếu đối mặt với bất kỳ nhà tuyển dụng nào hoặc đắn đo liệu vị trí đó có phù hợp với mình hay không.

Kết luận

Hiệu ứng đám đông đã và đang ảnh hưởng rất lớn lên nhiều bạn trẻ hiện nay. Vì mải mê chạy theo số đông mà nhiều bạn ứng viên đã và đang đánh mất chính mình cũng như những yếu tố cơ bản trên con đường tìm kiếm công việc mới. Họ dường như không thể thể hiện được những điểm sáng giá và riêng biệt nhất khi gặp gỡ nhà tuyển dụng.

Hiệu ứng đám đông chỉ mang lại lợi ích khi được phát huy trong đúng hoàn cảnh và nếu bạn biết chọn lọc thông tin phù hợp với bản thân của mình. Do vậy, hãy bắt đầu xem xét lại liệu mình có đang lạc lối, đánh mất bản thân và vì sao liên tục bị nhà tuyển dụng từ chối để từ đó bạn có thể ngồi xuống và suy ngẫm lại những điều cần cải thiện cho bản thân nhé!

>> Xem thêm: Liệu cuộc chiến giữ nhân tài còn hiệu nghiệm trong thời kỳ đại dịch?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers