adsads
shutterstock 1920184625
Lượt Xem 2 K

Giao tiếp lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Vậy nên con người ai cũng hướng tới một cuộc giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc hay ngoài xã hội. Và chúng ta đang thực hiện những thay đổi để tạo ra những kết quả tốt hơn hướng tới một doanh nghiệp bền vững.

Những thách thức luôn xảy ra, và cách làm việc có sự thay đổi nhiều do Covid-19 từ cuối năm 2019 đầu năm 2020. Cách làm mà các nhà lãnh đạo tương tác với nhóm hoặc tác phong tổ chức cuộc họp đã giảm đi phần nào tính chuyên nghiệp.

Do đó mọi nhà lãnh đạo nên cập nhật nhanh chóng nhưng phương pháp giao tiếp hiệu quả trong mọi thời đại. Dưới đây là những bí quyết giúp nhà lãnh đạo khôn ngoan hơn trong đường lối giao tiếp của mình.

Giao tiếp trong năm 2020 là gì?

Lãnh đạo là một cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng, động lực và năng suất của nhân viên. Nếu việc giao tiếp của lãnh đạo thực sự không hiệu quả, thì bạn không nên mong đợi nhân viên của mình kết nối với nơi làm việc.

Tác giả Terence Mauri đã đưa ra suy nghĩ của mình: “Tin nhắn nội bộ chưa bao giờ quan trọng. Sự mờ nhạt của ngành công nghiệp, không chắc chắn về kinh tế, công nghệ đột phá AI đã thu hẹp khoảng cách giữa các công ty.” 

Sự thật đằng sau câu nói này là như thế nào? Khi công nghệ tăng tiến thì đồng nghĩa cách giao tiếp giữa người và người sẽ có sự thay đổi. Đại dịch đã phát triển một vài xu hướng mới, điều này có nghĩa là doanh nghiệp của bạn cần phải giao tiếp thông qua các công cụ truyền thông nhiều hơn và thúc đẩy lòng tin của nhân viên mình nhiều hơn. Liệu bạn còn tiếp tục sử dụng phương thức giao tiếp mà bạn đã học trước đây để áp dụng cho nhân viên của mình?

Sự tác động vô hình này chắc chắn là điều sâu rộng và không thể đo lường được. Từ cách thức tiến hành 121 cuộc họp giữa người quản lý và nhân viên, đã có thấy rằng hơn 50% chưa biết cách sử dụng giao tiếp hiệu quả giữa quản lý và nhân viên. 

Cải tiến giao tiếp vào năm 2021

Đương nhiên sẽ có nhiều trường hợp của nhiều lĩnh vực kinh doanh bị gián đoạn từ khi bắt đầu Covid-19, chính vì vậy các nhà lãnh đạo nên xem xét lại cách thức giao tiếp truyền thông nội bộ. Theo Paul Hevesy, Giám đốc Nhân sự của công ty Stanley Black & Decker đã có cuộc phát biểu rằng: 

Trước đây khi tôi là nhân viên, tôi cảm thấy gánh nặng của công việc quá nhiều và không đủ thời gian để hoàn thành chúng hay làm bất cứ điều gì, và tôi dành phần thời gian trong ngày cho những cuộc họp không hồi kết của công ty. Tôi không biết tại sao tôi lại tham gia cuộc họp này, tôi không bao giờ nói bất cứ điều gì và nó lặp đi lặp lại

Bạn có thấy nó thật sự khủng khiếp và áp lực đối với nhân viên không? Dường như nó là một kịch bản quen thuộc đối với bạn, hầu hết mọi người lại không nghĩ rằng, nó sẽ giết chết năng suất làm việc. 

Vậy điều bạn thực sự cần làm là gì?

Giữ cho nhân viên gắn bó một cách chân thành

Sự tham gia của nhân viên thúc đẩy 85% năng suất trong công ty. Thông qua sự giao tiếp nội bộ hiệu quả, các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng gắn bó nhân viên và giúp họ có động lực tiếp tục phấn đấu.

Xây dựng các cuộc trò chuyện chất lượng xây dựng lòng tin, sự đồng cảm. Đây là một trong những yếu tố giúp nhân viên của bạn thoải mái hơn khi bắt đầu công việc. Hãy là người mở lời trước với các nhân viên của mình, chắc chắn bạn sẽ lại được quả ngọt.

Nhân viên mong đợi nhiều hơn từ các nhà lãnh đạo khi nói đến giao tiếp. Hơn nữa 71% nhân viên tin rằng lãnh đạo của họ không dành đủ thời gian để truyền đạt các mục tiêu và kế hoạch.

Vì vậy, một trong những xu hướng trong nghệ thuật giao tiếp lãnh đạo cần xem xét nhất năm 2021 là thực hiện một chiến lược truyền thông nội bộ mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Bạn có thể trực tiếp làm việc với nhân viên dưới cấp trung để thúc đẩy tinh thần họ. Hay nhắn tin vui vẻ trên group chat nội bộ. 

Xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả

Mặc dù các công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp nội bộ trong thành công kinh doanh, nhưng 60% công ty vẫn thiếu một vài chiến lược dài hạn cho nội bộ. Các nhà lãnh đạo nên có vai trò quan trọng nhất và hỗ trợ thực thi nó.

Ví dụ như, tài liệu báo cáo sẽ gửi qua hệ thống nào, thống nhất các quy trình làm việc ra sao? Quy định tổ chức cuộc họp online ra sao? Có thể hầu hết mọi người đều tắt camera vì có thể bận chăm con hoặc quét nhà. Hãy lên kế hoạch triệt để để mang lại kết quả đồng bộ trong các cuộc họp.

Tiếp cận tất cả các thành viên

Hãy đảm bảo rằng thông tin quan trọng nhất đến được với đúng nhân viên, đó là một phần quan trọng của mọi chiến lược truyền thông nội bộ. Hãy để nhân viên của bạn có cảm giác đây là một phần thông tin quan trọng được chỉ thị dành riêng có cá nhân nào đó.

Nếu có thể hãy trực tiếp nhắn nhủ với với nhân viên đó. Hơn 74% thành viên trong nội bộ đều có cảm giác đang bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong công việc. Chính vì vậy hãy gửi thông tin đến cho họ đúng thời điểm. 

Lựa chọn các kênh giao tiếp phù hợp

Bên cạnh đó chúng ta hiểu được các kênh mạng xã hội hiện nay rất nhiều, vậy để đảm bảo thông tin chính xác, nhanh và hiệu quả nhất hãy đồng bộ hoá công cụ giao tiếp của công ty. 

Như chúng ta được biết email được phát triển những năm trước đây và nó được xem là một trong những kênh hiệu quả nhất. Tuy nhiên cho đến nay, có lẽ bạn nên thay đổi, hơn 60,8% nhân viên trong một cuộc khảo sát về tính giao tiếp tại nơi làm việc là họ thường xuyên phớt lờ những email. Hãy tham khảo các kênh mới như Zalo, Telegram…có thể đảm bảo được nội dung và những điều quan trọng trong doanh nghiệp.

Hãy là nhà lãnh đạo giao tiếp xuất sắc nhất trong những năm tới, thông qua những tin này, có thể giúp bạn mang lại những nhận thức sâu rộng hơn để áp dụng trong nghệ thuật giao tiếp hiện đại.

>> Xem thêm: Netflix sa thải 3 giám đốc điều hành cấp cao marketing vì phàn nàn Sếp

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers