• .
adsads
0140
Lượt Xem 64 K

1. Thiếu sự lãnh đạo

Một công ty với sự lãnh đạo tồi tệ sẽ là điều tiện tiên quyết để cân nhắc nghỉ việc. Nếu các nhà quản lý của bạn không biết hỗ trợ, giao tiếp hoặc minh bạch, về cơ bản, bạn sẽ làm việc mà không có định hướng nào về mục tiêu của mình, chứ đừng nói đến chiến lược tăng trưởng của công ty bạn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lãnh đạo thiếu sự mạnh mẽ có nghĩa là một cơ hội để bạn thăng tiến và dẫn đầu trong công ty đó.

 

2. Công ty nghèo văn hóa

Hãy nhìn xung quanh bạn: Có phải đồng nghiệp của bạn đang khốn khổ? Họ có cảm thấy có động lực làm việc không? Nếu không, công ty của bạn đang làm gì để cải thiện văn hóa nghèo nàn đó? Thiếu tinh thần đồng đội không chỉ “đầu độc” doanh nghiệp, mà nó còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Đến thời điểm mà bạn thấy rằng mình và tổ chức không còn đồng nhất về văn hóa và giá trị sống, hãy cân nhắc nghỉ việc trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn hoặc thậm chí bạn sẽ có một cái nhìn tiêu cực về nơi mà mình từng gắn bó.

 

3. Không có cơ hội phát triển

Cân nhắc nghỉ việc ngay nếu nhận thấy 3 dấu hiệu này

Liệu còn có chỗ cho bạn đảm nhận thêm trách nhiệm, học hỏi các kỹ năng mới, được thăng chức hay tăng lương không? Nếu bạn đã cố gắng để có một vài lần nói chuyện với sếp của mình nhưng đều thất bại thì rất khó có thể khiến mọi thứ thay đổi trong tương lai.

 

Vấn đề có thể là ở bạn chứ không phải công việc

Khi xem xét các dấu hiệu trên, hãy hoàn toàn trung thực với chính mình, nó có thể là vấn đề của bản thân bạn chứ không liên quan gì đến công ty hay công việc mà bạn đang làm.

Nói cách khác, có thể bạn có một đội ngũ lãnh đạo hùng hậu, nhưng bạn không nỗ lực để giao tiếp với họ hoặc đặt những câu hỏi đúng. Nó có thể là do bạn đang khiến những người khác chán nản. Bạn không nhận được tiền thưởng hoặc tăng lương vì bạn không mang lại đủ hiệu quả làm việc cho nhóm (hoặc bạn chưa bao giờ cố gắng thảo luận với sếp của mình về điều đó ngay từ đầu).

Nếu vấn đề là do bạn, nhưng bạn thấy được tiềm năng trong con đường sự nghiệp của mình tại công ty, thì đó không phải là ý tưởng tồi để khởi động lại sự tập trung và thay đổi suy nghĩ của bạn. Ai biết được, nếu bạn bắt đầu nỗ lực nhiều hơn, bạn có thể thấy một số thay đổi tích cực.

Phải làm gì nếu bạn ở sai vị trí?

Nếu các dấu hiệu rõ ràng là đã đến lúc bạn phải rời bỏ công ty thì sai lầm lớn nhất có thể mắc phải là nán lại vì sợ hãi. Bạn hãy lập “kế hoạch thoát hiểm” ngay lập tức. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích về cách làm điều đó:

 

1. Quyết tâm thực hiện quyết định bạn đưa ra

Cân nhắc nghỉ việc ngay nếu nhận thấy 3 dấu hiệu này

Để có một tư duy mạnh mẽ và quyết đoán, bạn phải từ bỏ những ưu tiên hàng đầu của mình mỗi ngày – nếu không, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy năng lượng hoặc động lực để thực hiện “kế hoạch thoát hiểm” của mình.

 

2. Tích cực tìm kiếm việc làm

Công việc mơ ước của bạn sẽ không thể tự động rơi vào lòng bạn. Dành ít nhất một hoặc hai giờ mỗi ngày để tìm kiếm cơ hội mới. Hỏi những người trong “mạng lưới chuyên nghiệp” của bạn (người mà bạn tin tưởng) nếu họ biết về bất kỳ vị trí mở nào họ có thể giới thiệu cho bạn. Và bạn nên cài đặt chế độ nhận thông báo việc làm qua email.

 

3. Đừng coi phỏng vấn xin việc như một cuộc phỏng vấn xin việc

Khi bạn bắt đầu có các cơ hội phỏng vấn việc làm, bạn sẽ muốn làm nhiều hơn là chỉ nói về những kinh nghiệm và thành tích trong quá khứ của bạn. Hãy tạo ấn tượng để nhấn mạnh những gì bạn có thể làm cho công ty và không phải là những gì công ty có thể làm cho bạn. Thực hiện những ý tưởng táo bạo sẽ khiến họ kinh ngạc.

 

— HR Insider / Theo cafef.vn —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers