adsads
MicrosoftTeams image 41
Lượt Xem 2 K

Vậy thế hệ Gen Z cần hiểu sao cho đúng, và “nghệ thuật” phát triển tư duy phản biện toàn diện như thế nào?

Thực trạng Gen Z thích “bật Sếp”, thích “nhảy việc”

Ông Cao Thế Anh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc ALO Media sở hữu bản quyền chương trình truyền hình sự nghiệp “Whose chance – Cơ hội cho ai?”, khuyên giới trẻ rằng: “Các bạn trẻ hãy cố gắng hiểu tư duy phản biện một cách khoa học, chứ không phải thích là bật Sếp, nhảy việc. Cái đó rất nguy hại, nguy hiểm!…”
Nhiều khảo sát trên thế giới hiện nay cũng nhận được vô số lời than phiền về nhân viên Gen Z. Rằng thế hệ Gen Z kiêu ngạo, thiếu kỷ luật, thích chống đối… Vậy liệu “bật Sếp” và “nhảy việc” có phải là biểu hiện của tư duy phản biện?

Tư duy phản biện là gì, và vai trò thúc đẩy sự nghiệp

Tư duy phản biện là gì?

Có thể hiểu đơn giản tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ giải quyết vấn đề. Thông qua khả năng suy nghĩ độc lập đồng thời suy nghĩ ngược. Chẳng hạn bạn đặt ngược vấn đề như: Vì sao không chọn phương án 2 mà phải chọn phương án 1?…
Quy trình những bước tư duy phản biện thường bắt đầu bằng tiếp nhận vấn đề, sau đó suy ngẫm giải quyết. Tiếp theo là đưa ra kết quả, rồi lại đặt câu hỏi đa khía cạnh xoay quanh kết quả ấy. Cuối cùng mới đưa ra kết quả sau cùng.

Nếu thế hệ Gen Z có tư duy phản biện, các bạn trẻ sẽ giải quyết vấn đề khá logic. Đồng thời nhạy bén với mọi mối nối giữa mọi quan điểm. Bạn đánh giá mọi lập luận theo hướng đa chiều, sẵn sàng chấp nhận cái mới. Đặc biệt, bạn dễ dàng tìm thấy những lỗ hổng kém logic kém chính xác trong lập luận của đối phương.

Vai trò thúc đẩy sự nghiệp của tư duy phản biện

Ông Cao Thế Anh khẳng định vai trò quan trọng của tư duy phản biện trong công việc. Ông thừa nhận nhiều vị Sếp nước ta vẫn còn chuộng cách làm việc “trên bảo dưới phải nghe”. Tuy nhiên ngày nay đã có nhiều doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân, khích lệ nhân viên phản biện. Mục đích nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo tiềm ẩn trong nhân viên của mình, đặc biệt là các bạn trẻ Fresher.

Bên cạnh đó, tư duy phản biện mang lại nhiều lợi ích thúc đẩy sự nghiệp của bạn phát triển. Thứ nhất là giúp bạn có cái nhìn khách quan, đa chiều về công việc. Khiến lăng kính của bạn mở rộng hơn, phá vỡ dần những định kiến bó hẹp thế giới quan bản thân. Từ đó không còn nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh, dễ đưa ra kết luận phiến diện. Đừng như “ếch ngồi đáy giếng” các bạn trẻ nhé.

Thứ 2 là như các bạn đã biết, giúp phát triển tư duy làm việc độc lập đồng thời phát huy óc sáng tạo. Thứ 3 là rèn luyện kỹ năng thuyết trình và khả năng ngôn ngữ. Khi bạn thường xuyên phản biện thì kỹ năng thuyết trình trôi chảy và phong thái tự tin sẽ tăng lên. Quá trình lập luận và đối đáp cũng giúp bạn nâng cao khả năng ngôn ngữ, cũng như cách dùng từ hay và súc tích…

Với những lợi ích trên, chỉ cần phát triển tư duy phản biện đúng đắn, bạn sẽ phát triển sự nghiệp nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động là thế hệ Gen Z thời nay đang nhầm lẫn giữa tư duy phản biện với thói chống đối. Vậy “cái kết đắng” nào cho sự nhầm lẫn nguy hại này?

“Cái kết đắng” khi nhầm lẫn tư duy phản biện là “bật Sếp”, “nhảy việc”

Nhiều bạn trẻ đang nhầm lẫn tư duy phản biện là chống đối, là chê bai, là tranh cãi…

Tư duy phản biện có thái độ lịch sự tôn trọng, chứ không dè bỉu khinh thường. Mục đích là hợp tác phát triển, chứ không phải xóa bỏ và không phát triển. Quan điểm đa chiều khách quan, chứ không phải định kiến chủ quan. Nếu tư duy phản biện chú trọng cái mới cái hay, thì thói chống đối lại chỉ nhìn vào sai sót nhược điểm.

Và “cái kết đắng” Gen Z nhận được là gây tranh cãi, không thống nhất quan điểm. Từ đó khó phát triển bản thân đồng thời khó phát triển sự nghiệp. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xung quanh…

“Nghệ thuật” phát triển tư duy phản biện đúng đắn

Thế hệ Gen Z thời nay có khá nhiều lợi thế để phát triển tư duy phản biện. Đó là tiếp cận công nghệ sớm, được tạo điều kiện ăn học cao hơn, học hỏi mở mang kiến thức qua nhiều kênh đa dạng… Sau đây là “nghệ thuật” phát triển tư duy phản biện đúng đắn các bạn trẻ nên áp dụng.

Luôn đặt câu hỏi, luôn phân tích mọi vấn đề

Chẳng hạn Sếp nhận định marketing truyền thống hiệu quả hơn marketing online. Lúc này, bạn hãy đặt câu hỏi ngược như: Marketing online thua kém ở điểm nào? Sau đó phân tích những lợi thế và hiệu quả mà marketing online mang lại. Tạo thói quen đặt câu hỏi chứ đừng mặc định phải chấp nhận mọi quan điểm của người khác bạn nhé.

Luôn không ngừng trau dồi kiến thức

Muốn có đủ kiến thức và góc nhìn đa chiều để phản biện, nên tập thói quen đọc sách bạn nhé. Nhất là khi thế hệ Gen Z thời nay ít đọc sách hơn các thế hệ trước nhiều. Đọc và chắt lọc kiến thức để trau dồi tri thức. Từ đó hỗ trợ bạn phát hiện lỗi sai đối phương, đặt câu hỏi, lập luận và phản biện thuyết phục nhất.

Luôn nhìn mọi vấn đề theo hướng đa chiều, khách quan

Định kiến khiến bạn bó hẹp tư duy, chỉ nhìn nhận vấn đề một chiều đầy phiến diện. Dẫn đến bạn đưa ra quan điểm thiếu logic và sai sót. So với các thế hệ trước thì Gen Z có vẻ ít định kiến hơn. Tuy nhiên bên cạnh việc nhìn nhận vấn đề theo hướng đa chiều, cũng cần đánh giá theo hướng khách quan các bạn trẻ nhé. Phá vỡ định kiến và nhìn mọi vấn đề đa chiều khách quan giúp phát triển tư duy phản biện toàn diện hơn.

Trên đây là những chia sẻ về tư duy phản biện dành cho thế hệ Gen Z. Đừng để phải nhận “cái kết đắng” chỉ vì nhầm lẫn tư duy phản biện là “bật Sếp”, thích thì “nhảy việc”. Áp dụng “nghệ thuật” phát triển tư duy phản biện đúng đắn trên để thúc đẩy phát triển sự nghiệp các bạn trẻ nhé.

Xem thêm: Có nên tiếp tục đi làm khi được thăng chức nhưng lương không tăng?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

“Được ăn cả, ngã thì…” xem 5 bí quyết ứng tuyển vị trí cao hơn so với năng lực

Tìm được việc trong “bão suy thoái” hiện nay đã khó, ứng tuyển vị trí cao hơn so với năng lực còn khó hơn. Tuy nhiên nếu may mắn trúng tuyển, cơ hội nghề nghiệp phát triển rực rỡ đầy tiềm năng sẽ rộng mở với bạn. Vậy nên nếu đã liều “được ăn cả, ngã thì…” hãy bỏ túi ngay 5 tuyệt chiêu sau bạn nhé!

Làm thế nào khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Được hẹn đi phỏng vấn cứ ngỡ là “tín hiệu vui”, nào ngờ ngay trong buổi phỏng vấn bạn lại bị nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của mình. Nhưng cũng đừng vội nghĩ đây đã là “tín hiệu buồn” báo trước kết quả phỏng vấn bị “tạch” bạn nhé.

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Học xong ra trường làm trái ngành, trái nghề khiến bạn dường như phải bắt đầu lại từ con số 0. Thậm chí bạn còn có thể hứng chịu nhiều luồng ý kiến tiêu cực, mà điển hình là công sức 4 năm Đại học như “đổ sông đổ bể”…

Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng

So với cách diễn đạt thông thường tẻ nhạt thì kể chuyện khiến bất kỳ ai cũng dễ bị cuốn hút vào câu chuyện hấp dẫn với những tình tiết thú vị. VietnamWorks sẽ “bật mí” nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút giúp bạn chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn ở bài viết dưới đây.

5 điểm sáng trong phỏng vấn: Bí quyết giúp Gen Z chiếm ưu thế với nhà tuyển dụng

Để chiếm ưu thế hơn hàng ngàn ứng viên ngoài kia, nhất là so với những ứng viên giàu kinh nghiệm, Gen Z quả thật cần biết tạo “điểm sáng” trong buổi phỏng vấn. Muốn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng, các bạn trẻ hãy áp dụng 5 tuyệt chiêu sau để thành công vượt qua buổi phỏng vấn nhé!

Bài Viết Liên Quan

“Được ăn cả, ngã thì…” xem 5 bí quyết ứng tuyển vị trí cao hơn so với năng lực

Tìm được việc trong “bão suy thoái” hiện nay đã khó, ứng tuyển vị trí cao hơn so với năng lực còn khó hơn. Tuy nhiên nếu may mắn trúng tuyển, cơ hội nghề nghiệp phát triển rực rỡ đầy tiềm năng sẽ rộng mở với bạn. Vậy nên nếu đã liều “được ăn cả, ngã thì…” hãy bỏ túi ngay 5 tuyệt chiêu sau bạn nhé!

Làm thế nào khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Được hẹn đi phỏng vấn cứ ngỡ là “tín hiệu vui”, nào ngờ ngay trong buổi phỏng vấn bạn lại bị nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của mình. Nhưng cũng đừng vội nghĩ đây đã là “tín hiệu buồn” báo trước kết quả phỏng vấn bị “tạch” bạn nhé.

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Học xong ra trường làm trái ngành, trái nghề khiến bạn dường như phải bắt đầu lại từ con số 0. Thậm chí bạn còn có thể hứng chịu nhiều luồng ý kiến tiêu cực, mà điển hình là công sức 4 năm Đại học như “đổ sông đổ bể”…

Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng

So với cách diễn đạt thông thường tẻ nhạt thì kể chuyện khiến bất kỳ ai cũng dễ bị cuốn hút vào câu chuyện hấp dẫn với những tình tiết thú vị. VietnamWorks sẽ “bật mí” nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút giúp bạn chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn ở bài viết dưới đây.

5 điểm sáng trong phỏng vấn: Bí quyết giúp Gen Z chiếm ưu thế với nhà tuyển dụng

Để chiếm ưu thế hơn hàng ngàn ứng viên ngoài kia, nhất là so với những ứng viên giàu kinh nghiệm, Gen Z quả thật cần biết tạo “điểm sáng” trong buổi phỏng vấn. Muốn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng, các bạn trẻ hãy áp dụng 5 tuyệt chiêu sau để thành công vượt qua buổi phỏng vấn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers