• .
adsads
văn hóa doanh nghiệp
Lượt Xem 11 K

Hơn 5 năm kinh nghiệm làm tuyển dụng, nỗi buồn mà tôi “sầu” nhất là cách xin nghỉ việc và thái độ ứng xử của một số ứng viên khi họ “dứt áo” ra đi, điều mà ít nhân viên nghĩ đến sẽ là những điểm trừ đáng tiếc cho sự nghiệp sau này của họ.

Hơn 5 năm kinh nghiệm làm tuyển dụng, tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: khi buồn, khi vui. Vui khi tìm được ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban. Vui khi nghe ứng viên chia sẻ họ đang rất hài lòng với công việc mới. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng có nỗi buồn. Buồn vì gọi trăm hồ sơ vẫn không thấy ai phù hợp, buồn vì khi phỏng vấn đến 5, 6 vòng, tìm được ứng viên tiềm năng, đến khi gửi thư mời nhận việc họ lại không muốn nhận, hoặc nhận rồi tới ngày đi làm thì mất tăm. Tuy nhiên nỗi buồn mà tôi “sầu” nhất là cách xin nghỉ việc thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận không nhỏ người đi làm khi họ “dứt áo” ra đi.

Tôi từng phụ trách tuyển dụng vị trí Chuyên viên kinh doanh cho công ty. Vị trí này yêu cầu ứng viên có 3 năm kinh nghiệm ở các vị trí tương đương. Sau khi chọn lọc, tiến hành nhiều vòng phỏng vấn, tôi và các sếp cuối cùng cũng chọn được một ứng viên ưng ý. Bạn nhanh nhẹn, ham học hỏi, kinh nghiệm về công việc phù hợp. Tuần đầu đi làm, công ty chào đón bạn thân thiện, hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn bạn tận tình. Tôi với tư cách nhân viên phòng nhân sự, cũng hay trò chuyện, tìm hiểu những khó khăn của bạn để giúp bạn hòa nhập với môi trường làm việc mới. Môi trường công ty tôi khá chuyên nghiệp, bài bản nên tôi cũng hoàn toàn yên tâm bạn sẽ hào hứng và có thêm động lực làm việc.

Nhưng rồi chỉ sau hơn một tháng, trên đường đi ăn trưa về, ứng viên đó nói với sếp của bạn là bạn muốn nghỉ việc. Sếp có hỏi lý do thì bạn đưa ra vẻn vẹn một câu nói: “Năng lực của bạn có thể chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của công ty”. Sếp an ủi, động viên bạn rằng trong vòng hai tháng đầu bạn không phải chịu áp lực về doanh số, chỉ cần tập trung học sản phẩm nên bạn không cần phải lo. Tuy nhiên bạn khăng khăng muốn nghỉ. Vì đang ngoài đường không tiện chia sẻ, sếp hẹn bạn chiều về văn phòng trao đổi.

Tuy nhiên, buổi chiều bạn xin phép nghỉ ốm và đó cũng là ngày cuối cùng bạn làm việc. Tối hôm đó sếp nhắn tin hỏi thăm sức khỏe, bạn không trả lời. Ngày hôm sau chúng tôi gọi điện, gửi email nhưng điện thoại bạn không liên lạc được, email không trả lời. Hơn 1 tuần sau bạn mới gửi email thông báo bạn mình muốn nghỉ việc và sẽ không đến công ty nữa.

Trước khi tuyển chọn ứng viên này, chúng tôi đã kiểm tra thông tin tham khảo trên thị trường rất cẩn thận. Tất cả thông tin đều khá tốt, bạn là ứng viên nhanh nhẹn, chịu khó. Việc bạn “dứt áo” ra đi nhanh chóng như thế khiến tôi và sếp bất ngờ và luôn tự hỏi mình đã làm gì sai.

Trên thực tế, một ứng viên đi làm rồi nghỉ việc vì không phù hợp với môi trường, với công việc là hết sức bình thường. Tuy nhiên vấn đề ở đây là cách xin nghỉ việc của bạn rất thiếu chuyên nghiệp.

Trong văn hóa nghỉ việc, điều đầu tiên bạn nên hẹn trao đổi với sếp tại một nơi lịch sự, không nên thông báo thông tin đó khi đang ở ngoài đường. Bạn cũng nên chia sẻ lý do rõ ràng và bàn giao công việc cẩn thận, chứ không phải “chạy trốn” như vậy.

Thị trường lao động tưởng rộng lớn nhưng thật ra rất nhỏ. Một tuần sau khi bạn nghỉ, tôi được biết bạn sang làm việc ở một công ty khác, quy mô nhỏ hơn. Chưa biết là bạn sẽ thành công ở cương vị mới hay không, tuy nhiên cách xin nghỉ việc thiếu chuyên nghiệp như vậy đã để lại cho công ty chúng tôi những ấn tượng không tốt đẹp. Đối với chúng tôi, khi đánh giá về văn hóa nghỉ việc và khả năng ứng xử, bạn không còn là nhân viên được đánh giá cao nữa.

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers