• .
adsads
cach vuot qua nhung cau hoi tuong khong kho ma kho khong tuong khi phong van 3
Lượt Xem 94 K

 

1. “Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình!”

Không đơn thuần là giới thiệu những thông tin cá nhân cơ bản vì chắc chắn nhà tuyển dụng đã “nghiên cứu” rất kĩ CV, cover letter của bạn rồi, thậm chí có thể còn gọi sang công ty cũ của bạn đề “điều tra”. Cái họ muốn nghe là qua việc giới thiệu bản thân, bạn cho nhà tuyển dụng thấy được điểm nổi trội, thành tựu của bạn và bạn sẽ cống hiến được gì cho họ, vì thế bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một vài điều nổi bật để “gây sự chú ý” với nhà tuyển dụng.

2. “Hãy nêu 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bạn!”

Thành thật là tốt, nhưng khi phỏng vấn xin việc, điều này không được khuyến khích. Đây là câu hỏi luôn có mặt trong hầu hết các buổi phỏng vấn, mục đích là để nhà tuyển dụng xem xét liệu điểm mạnh, điểm yếu mà bạn có có hỗ trợ hay cản trở gì cho vị trí họ đang muốn tuyển không. Điểm mạnh thì không cần phải bàn, còn điểm yếu thì nếu không biết cách trả lời, 90% bạn sẽ bị loại. Do đó khi nói về điểm yếu, hãy chỉ ra cho họ trong quá khứ bạn từng có điểm yếu gì và cách bạn khắc phục nó để trở thành người tốt hơn như hiện tại.

3. “Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty này?”

Tất nhiên bạn chọn công ty này vì bạn nghĩ có thể bạn sẽ có nhiều quyền lợi hơn nếu trúng tuyển như lương cao, chế độ phúc lợi tốt, công ty nổi tiếng, môi trường chuyên nghiệp,…Nhưng, nhà tuyển dụng hỏi câu này là vì muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu kĩ về công ty chưa, đã biết định hướng công ty là gì chưa, bạn có thể cống hiến và góp phần giúp công ty đạt được mục tiêu của họ không, và đặc biệt là, bạn ứng tuyển vì thật sự khao khát được trở thành một phần của họ, hay bạn đang “rải đại” hồ sơ, đậu đâu làm đó. Vì vậy hãy thể hiện cho họ thấy bạn đã “thấu hiểu” từng ngóc ngách về công ty và bạn sẽ cho công ty những gì nếu bạn được chọn vào làm việc.

4. “Tại sao bạn ngưng làm việc ở công ty cũ?”

Sếp/đồng nghiệp cũ của bạn không tốt, lương ở công ty cũ không xứng đáng với khả năng,…đó là chuyện của bạn, nhà tuyển dụng hỏi vậy là để bạn “khai”, sau đó bắt thóp xem tính cách của bạn liệu có hợp với văn hóa công ty của họ không. Ngoài ra, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu câu trả lời của bạn thể hiện rằng bạn rời công ty cũ là do muốn thử thách bản thân ở vị trí làm mới, hay muốn dùng những kĩ năng, kinh nghiệm hiện có để cống hiến cho một công ty phù hợp.

5. “Bạn đã bao giờ mượn bút của đồng nghiệp/công ty mà quên trả chưa?”

Mục đích của câu hỏi này chính là làm không khí buổi phỏng vấn bớt căng thẳng, đồng thời nhà tuyển dụng cũng muốn xem bạn có phải là người trung thực không. Dù bạn có tốt đến mấy thì chắc chắn sẽ ít nhất một lần, bạn “lỡ rinh” bút của “ai đó” về nhà, còn có mang lại trả hay không thì chỉ có bạn biết. Nếu bị hỏi câu này, hãy thành thật nhưng đừng cư xử như kiểu đó là chuyện quá đỗi bình thường, vì dù gì bạn cũng đã… “lỡ cầm lộn” mà!

6. “Đâu là hình mẫu đồng nghiệp/sếp mà bạn có thể hợp tác tốt nhất/khó hợp tác nhất?”

Nhà tuyển dụng muốn xem khả năng hòa hợp, thích nghi của bạn đối với những mối quan hệ xung quanh, bên cạnh đó, họ cũng muốn “gài bẫy” bạn. Nếu không khéo léo, bạn có thể sẽ “kể tội” sếp cũ/đồng nghiệp cũ, và điều này sẽ vô tình khiến nhà tuyển dụng muốn “tạm biệt” bạn ngay. Tốt nhất là bạn nên kể về người mà bạn ngưỡng mộ, khao khát được làm chung với người đó nhưng vẫn không quên nhấn mạnh rằng bạn có khả năng hợp tác với tất cả mọi người.

7. “Nếu bây giờ bạn có 1000 tỷ trong tay, bạn sẽ làm gì?”

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng ngầm “cân” xem tinh thần làm việc của bạn “nặng” đến đâu, bạn có tiếp tục làm việc ngay cả khi có tiền không hay chỉ biết tận hưởng. Bên cạnh đó, họ còn muốn biết bạn sẽ dùng số tiền này để đầu tư vào điều gì đó có ích hay tiêu xài mà không tính toán xem liệu mình chi tiền có hợp lý không. Điều họ muốn nghe nhất chính là dù có nhiều tiền hay không, bạn vẫn làm việc vì đam mê, vì hăng say, vì muốn phát triển, chứ không đơn giản làm việc là do bạn muốn kiếm tiền.

8. “Nếu một ai đó phàn nàn khi làm việc cùng bạn, theo bạn lí do là gì?”

Ở câu này, có thể bạn sẽ vô tình nêu ra điểm yếu của mình dù trước đó khi bị hỏi về điểm yếu, bạn đã không muốn nhắc tới. Vậy làm sao để vượt qua? Hãy tận dụng hết khả năng “nói giảm nói tránh” của mình để nếu có “lỡ” nêu ra bất kì điểm yếu nào thì cuối cùng đích đến của bạn vẫn là “bẻ” cái tiêu cực thành cái tích cực. Ví dụ, bạn nóng tính và có thể sẽ tỏ thái độ khó chịu khi làm việc với đồng nghiệp thiếu trách nhiệm, hãy nói bằng cách khác như: “Khi làm việc nhóm, tôi luôn tìm cách gắn kết, thôi thúc mọi người cùng nhau nỗ lực hết mình vì kết quả chung nên với vai trò là trưởng dự án, tôi thường nhắc nhở đồng nghiệp tuân thủ deadline nghiêm ngặt, hỗ trợ nhau nếu có thể,…có lẽ điều này đôi lúc sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy không thoải mái lắm.”

Bạn thấy đấy, những câu hỏi trên nghe có vẻ đơn giản nhưng thật ra chẳng hề dễ chút nào. Tuy nhiên các câu trả lời đều đòi hỏi ở bạn sự khéo léo, tư duy kĩ trước khi nói. Để làm được điều này, hãy chuẩn bị và luyện tập kĩ càng nhưng vẫn phải giữ tinh thần tự tin, thoải mái, lạc quan nhé. Chúc bạn thành công trong buổi phỏng vấn sắp đến!

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan
Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập và các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn đã...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Bài Viết Liên Quan
Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers