• .
adsads
shutterstock 182366639 6
Lượt Xem 7 K

Tuy nhiên trước tiên chúng ta cần phân biệt giữa CV với Thư xin việc (hay còn gọi là Cover Letter). Nếu CV cần bạn thể hiện rõ và gần như đầy đủ về bản thân về các yếu tố chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thì Thư xin việc lại tập trung vào lợi thế và nguyện vọng phát triển bản thân một cách ngắn gọn. Thư xin việc phải dùng “văn” nhiều hơn và cũng vì thế thể hiện được cá tính hoặc dấu ấn riêng của người viết một cách đậm nét hơn. 

Sắp xếp nội dung gãy gọn, súc tích 

Thư xin việc không nên dài quá 2 mặt giấy A4 nếu bạn không muốn biến chúng thành một bài luận và nhà tuyển dụng chỉ vừa nhìn thấy thôi đã cảm thấy ngán ngẩm giữa rất nhiều hồ sơ. 

Về mặt nội dung, thư xin việc cần được sắp xếp theo bố cục như sau: 

    • Mở đầu giới thiệu sơ lược về bản thân với các thông tin rất cơ bản về tên – tuổi và trình độ.
    • Phần chính của thư bao gồm: 
    • Nhấn mạnh ngay vào điểm mạnh và lợi thế của bản thân mà bạn tin rằng nó đặc biệt phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển 
    • Một vài điểm đặc biệt ở vị trí ứng tuyển thực sự thu hút bạn 
    • Định hướng và nguyện vọng phát triển của bản thân đối với vị trí công việc mà bạn mong muốn được gắn bó này. 
    • Phần kết thư thể hiện mong muốn được gắn bó và mong nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng. 

Với lượng nội dung như trên, bạn chắc chắn không thể kể dài dòng và quá chi tiết và chỉ tập trung vào những ý chính, chọn keyword thật chắc. 

Về mặt hình thức trình bày, bạn nên trình bày thành các đoạn văn ngắn, không nên viết “liền tù tì” một đoạn văn dài vừa nhìn đã cảm thấy quá nhiều chữ. Nên viết câu ngắn. Có một mẹo để loại bỏ các từ dư thừa là bạn đọc đi đọc lại câu văn và bỏ bớt những từ thừa so cho sau khi đã bỏ đi cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả câu và đoạn văn. 

Thể hiện dấu ấn cá nhân trong thư xin việc 

Dấu ấn cá nhân trong văn viết là điều không dễ làm. Song bạn có thể thể hiện được điều này bằng một vài cách như sau: 

    • Tập trung vào việc làm nổi bật điểm mạnh vượt trội hoặc lợi thế khác biệt của bản thân. Bởi điều này sẽ giúp bạn không bị giống với hàng chục thậm chí là hàng trăm lá đơn xin việc mà nhà tuyển dụng nhận được mỗi ngày. Đặc biệt thế mạnh này phải tương thích, phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. 
    • Đừng ngại giới thiệu một chút về tính cách của bản thân một cách thật ngắn gọn. 
    • Cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự yêu mến vị trí này và có định hướng rõ ràng cho con đường phát triển của mình. Tất nhiên, định hướng của mỗi người là khác nhau nên nếu bạn có thể nhấn mạnh vào điểm này thì sẽ dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn. 
    • Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, câu cú rõ ràng không lòng vòng. 

Không sai chính tả 

Sai chính tả là điều cực kỳ không nên trong bất cứ trường hợp cần sự nghiêm túc nào mà viết thư xin việc là một trong số đó. Rà lại thật kỹ các lỗi chính tả để không bị sai, không dùng từ địa phương, các từ mang tính khẩu ngữ (từ sử dụng như văn nói) hay viết hoa không đúng cách. Đây là những chi tiết nhỏ nhưng nó thể hiện thái độ nghiêm túc và chỉn chu của bạn. 

Thư xin việc là phương tiện giao tiếp đầu tiên thể hiện được nguyện vọng của bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Một thư xin việc tốt là thư vừa khiến nhà tuyển dụng hình dung được sơ lược chân dung về bạn, vừa khiến họ cảm thấy có thiện cảm (chứ không cảm thấy ứng viên đang quá sa đà vào liệt kê thành tích, sử dụng văn mẫu, định hướng không thực tế, câu cú khó hiểu). Đây là kỹ năng rất quan trọng để bạn gây ấn tượng và khiến người tiếp nhận thư xin việc muốn nhấc điện thoại lên và liên hệ với bạn. 

Chúc bạn thành công! 

>> Xem thêm: Cách để Nhà tuyển dụng nhớ đến bạn sau buổi phỏng vấn

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers