adsads
cach viet so thich trong cv
Lượt Xem 13 K

Cùng VietnamWorks tham khảo cách viết sở thích trong CV tạo điểm nhấn cá nhân để thu hút và gây thiện cảm với nhà tuyển dụng trong bài viết dưới đây nhé!

Nhà tuyển dụng có quan tâm đến sở thích của ứng viên trong CV không?

Trong các thông tin cơ bản cần có trong một CV xin việc, dường như sở thích không thường xuyên được đề cập đến. Do đó, rất nhiều vấn đề được đặt ra khi viết CV như: “sở thích trong CV là mục không quan trọng có cần viết?”, “Các nhà tuyển dụng có đọc đến không”, “nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến mục này chứ?”

Thông thường, khi xem xét CV nhà tuyển dụng sẽ nhìn phần đầu trang, giữa trang và cuối trang. Và phần sở thích của CV thường ở cuối nên chắc chắn nhà tuyển dụng vẫn sẽ nhìn thấy chúng.

Với một số nhà tuyển dụng, thông qua phần sở thích trong CV thì họ sẽ đánh giá được phần nào liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ hay không. Và các sở thích có liên quan đến vị trí đang tuyển dụng luôn được các nhà tuyển dụng lưu ý.

Tuy nhiên, không phủ định việc nhà tuyển dụng không chủ động đi tìm hiểu sở thích của ứng viên. Thay vào đó, bạn hãy làm sở thích của mình trở nên nổi bật để nhà tuyển dụng lưu ý tới.

Tầm quan trọng của việc thể hiện sở thích cá nhân trong CV

Nếu chỉ viết theo mẫu chuẩn như các trang mạng gợi ý thì CV của bạn sẽ không có nhiều điểm khác biệt. Điều này có thể gây sự nhàm chán cho nhà tuyển dụng. Và tất nhiên, CV của bạn có thể bị bỏ qua khi không có sự nổi bật thu hút nhà tuyển dụng. Vậy nên, bạn hãy tận dụng những sở thích của bản thân để tạo ra điểm nổi bật và sự mới mẻ trong CV xin việc của chính mình nhé. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những lợi thế mà bạn có so với các ứng viên khác thông qua sở thích của mình.

Cách viết sở thích trong CV chuẩn chỉnh có thể đem lại những lợi ích cụ thể như:

  • Thể hiện kỹ năng nổi bật của bản thân để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
  • Tạo nên sự khác biệt so với những ứng viên khác
  • Thể hiện được màu sắc cá tính của riêng bạn mà không bị trùng lặp với bất kỳ ai
  • Cung cấp những gợi ý thú vị về tính cách cũng như con người bạn để có thể trao đổi với nhà tuyển dụng.

Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên vừa có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc tốt lại vừa có ý chí phát triển bản thân và luôn hết mình cống hiến cho doanh nghiệp. Vì vậy, thông qua mục sở thích trong CV, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng và môi trường làm việc.

Do đó, bạn hãy thêm vào CV xin việc mục sở thích của bản thân và đừng bỏ qua những điểm nổi bật để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

Mục sở thích cá nhân nên bổ sung vào CV khi nào?

Nhìn chung, phần sở thích cá nhân không phải là phần bắt buộc phải có trong CV xin việc. Vì thế, bạn chỉ nên chú trọng đến cách viết sở thích trong CV ở một số trường hợp như:

  • Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc: Khi chưa có nhiều kinh nghiệm, phần kinh nghiệm làm việc trong CV sẽ rất trống trải. Lúc này, các sở thích cá nhân có thể “cứu cánh”, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có tính cách phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
  • Công ty có văn hóa doanh nghiệp đặc thù: Với các vị trí công việc mang tính đặc thù như hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, hay các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức picnic, hoạt động tập thể, các sở thích như: team building, tình nguyện… đưa vào CV sẽ là một điểm cộng lớn.
  • Minh chứng bản thân: Sở thích có thể chứng minh kiến thức, sự am hiểu của bạn về một lĩnh vực nhất định nào đó. Ví dụ, bạn ứng tuyển vị trí nhân viên content thì sở thích thiết kế đồ họa, photoshop là điểm cộng lớn.

Những sở thích nào không nên đề cập trong CV

Không phải sở thích nào cũng nên đề cập trong CV, có những sở thích bạn cảm thấy tốt nhưng nhà tuyển dụng không cảm thấy thế. Thậm chí có những sở thích còn khiến hình ảnh của bạn tệ hơn trong mắt các HR. Vì thế, trong cách viết sở thích trong CV bạn nên tránh một số điều sau đây:

  • Sở thích liên quan đến vấn đề tôn giáo, chính trị: Các sở thích như: đi chùa, hay đi nhà thờ, hay những đạo giáo lý… đều mang tính nhạy cảm, và cũng không liên quan đến việc làm của bạn, do đó bạn không nên đưa vào mục sở thích của mình.
  • Sở thích kì lạ: Thích nuôi bọ cạp, thích nuôi rắn, thích nuôi cá sấu, hay những con vật hoang dã là những sở thích bạn không nên đưa vào CV nếu muốn nghiêm túc và mong muốn có một vị trí công việc tốt và phù hợp.
  • Sở thích không lành mạnh: Đừng dại dột mà đưa các đam mê như đua xe, đánh bài vào CV xin việc nếu không muốn nhà tuyển dụng loại ngay từ vòng xét duyệt.
  • Đừng để trống mục sở thích: Nếu bạn không thấy bản thân có sở thích nổi bật thì cũng đừng để trống mục này trong CV xin việc. Bởi để trống bất cứ mục nào đều sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá CV của bạn chưa đầy đủ. Thậm chí, họ có thể nghĩ rằng bạn chưa thực sự nghiêm túc khi tìm việc.

Cách viết sở thích trong CV gây ấn tượng theo từng ngành nghề

Cách viết sở thích trong CV theo các nghề nghiệp cụ thể là một điểm cộng lớn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các sở thích này phải phản ánh đúng về bản thân, con người của bạn, tuyệt đối không nên bịa ra chỉ để thu hút nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số sở thích theo từng ngành nghề mà bạn có thể tham khảo khi viết CV của mình.

Ngành nghề Sở thích nổi bật
Nhân viên kinh doanh, bán hàng, tư vấn, CSKH
  • Kinh doanh online.
  • Hoạt động Đoàn, Hội, CLB.
  • Tình nguyện, thiện nguyện.
  • Lái xe, đi phượt.
Nhân viên hành chính nhân sự
  • Hoạt náo, tổ chức sự kiện.
  • Đọc sách.
Truyền thông, marketing
  • Viết lách, biên tập nội dung.
  • Chỉnh sửa ảnh, edit video.
  • Học ngoại ngữ mới.
  • Lướt internet, xem phim, “đu idol”, xem chương trình thể thao…
Kỹ thuật
  • Lập trình, thiết kế game/thiết kế web.
  • Làm mô hình.
  • Sửa chữa máy móc, vật dụng.
  • Chơi game.
Thiết kế
  • Vẽ tranh, chụp ảnh.
  • Du lịch, thích khám phá các tác phẩm/công trình nổi tiếng.
  • Đọc tạp chí nghệ thuật, tham quan viện bảo tàng…

Ngoài việc tùy chỉnh CV theo ngành nghề, bạn cũng có thể tối ưu hóa CV của mình để phù hợp với các cơ hội việc làm tại các địa phương khác nhau. Dưới đây là một số tin tuyển dụng nổi bật mà bạn có thể tham khảo:

Nên ghi gì nếu cảm thấy bản thân không có sở thích nào nổi bật?

Trong trường hợp không phát hiện bản thân có những sở thích, đam mê nào đáng chú ý thì bạn cũng không nên viết các sở thích mang tính chung chung và không nổi bật. Điều này sẽ làm CV xin việc của bạn trở nên sáo rỗng và không có mục tiêu rõ ràng.

Bạn có thể lược bỏ mục sở thích trong CV nhưng tuyệt đối không nên liệt kê những sở thích mình không có. Bởi liệt kê các sở thích không liên quan và không phục vụ được cho công việc vào vừa không thể tăng giá trị cho CV, vừa làm nhà tuyển dụng cảm thấy bản CV trở nên vô nghĩa.

Không nên thêm phần sở thích cá nhân vào CV khi nào?

Sẽ có những trường hợp không nên viết sở thích trong CV xin việc, điển hình như:

  • Ứng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm, là ứng viên senior.
  • Ứng tuyển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
  • Nếu sở thích chỉ làm “tốn diện tích” CV mà không giúp bạn có lợi thế cạnh tranh.
  • Khi không có sở thích cá nhân.

Một bản CV xin việc chuẩn chỉnh sẽ thể hiện được đầy đủ các thông tin về ứng viên, từ thông tin cá nhân đến trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và sở thích cá nhân. Nếu khéo léo trong cách viết sở thích trong CV thì cánh cửa nghề nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Và nếu chưa tự tin về cách viết CV của mình, bạn hãy truy cập ngay WowCV của VietnamWorks để tham khảo ngay những mẫu CV chuẩn chỉnh, miễn phí và phù hợp với từng ngành nghề nhé!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Futa Express tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng J&T, VSIP Quảng Ngãi tuyển dụng, Nhất Tín Logistics tuyển dụng, CJ Vina Agri tuyển dụng, Khu công nghiệp Chu Lai tuyển dụng, Khu công nghiệp Hố Nai 3 tuyển dụng, và Khu công nghiệp Suối Nghệ tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi vẫn còn nhiều khó khăn 

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị trí địa lý – đặc biệt là khi bạn mong muốn một nơi làm việc thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian di chuyển.

Bảo vệ bản thân trước những thông tin "mập mờ" trong JD trước khi ứng tuyển

Tìm việc làm trực tuyến là xu hướng phổ biến hiện nay, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro khi các hình thức lừa đảo tuyển dụng ngày càng tinh vi. 

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình chưa hoàn chỉnh? Hoặc đã từng thắc mắc vì sao không thể ứng tuyển vào một công việc hấp dẫn nào đó? Dù quá trình tìm việc trên VietnamWorks rất đơn giản, nhưng có những quy định mà nếu không nắm rõ thì bạn có thể gặp phải những tình huống khó xử.  Vậy liệu bạn có thể thu hồi hồ sơ sau khi đã nộp? Và tại sao một số nhà tuyển dụng lại không cho phép bạn ứng tuyển? Hãy cùng VietnamWorks khám phá những điều quan trọng mà không phải ứng viên nào cũng biết!

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số tin tuyển dụng ghi tên nhà tuyển dụng là "VietnamWorks’ Client" thay vì tên cụ thể. Điều này có thể khiến bạn băn khoăn: "Liệu mình có nên ứng tuyển khi không biết rõ nhà tuyển dụng là ai?" Nhưng đừng vội đánh giá bề ngoài, bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về VietnamWorks’ Client, lý do nhà tuyển dụng giữ bí mật thông tin và tại sao bạn có thể hoàn toàn yên tâm ứng tuyển vào những vị trí này.

Bài Viết Liên Quan

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi vẫn còn nhiều khó khăn 

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị trí địa lý – đặc biệt là khi bạn mong muốn một nơi làm việc thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian di chuyển.

Bảo vệ bản thân trước những thông tin "mập mờ" trong JD trước khi ứng tuyển

Tìm việc làm trực tuyến là xu hướng phổ biến hiện nay, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro khi các hình thức lừa đảo tuyển dụng ngày càng tinh vi. 

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình chưa hoàn chỉnh? Hoặc đã từng thắc mắc vì sao không thể ứng tuyển vào một công việc hấp dẫn nào đó? Dù quá trình tìm việc trên VietnamWorks rất đơn giản, nhưng có những quy định mà nếu không nắm rõ thì bạn có thể gặp phải những tình huống khó xử.  Vậy liệu bạn có thể thu hồi hồ sơ sau khi đã nộp? Và tại sao một số nhà tuyển dụng lại không cho phép bạn ứng tuyển? Hãy cùng VietnamWorks khám phá những điều quan trọng mà không phải ứng viên nào cũng biết!

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số tin tuyển dụng ghi tên nhà tuyển dụng là "VietnamWorks’ Client" thay vì tên cụ thể. Điều này có thể khiến bạn băn khoăn: "Liệu mình có nên ứng tuyển khi không biết rõ nhà tuyển dụng là ai?" Nhưng đừng vội đánh giá bề ngoài, bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về VietnamWorks’ Client, lý do nhà tuyển dụng giữ bí mật thông tin và tại sao bạn có thể hoàn toàn yên tâm ứng tuyển vào những vị trí này.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers