• .
adsads
shutterstock 520788541
Lượt Xem 2 K

Nhà tuyển dụng luôn đặt câu hỏi phỏng vấn “Mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?” nhằm đánh giá thái độ của ứng viên. Tuy nhiên, vì lo lắng và thiếu sự chuẩn bị mà rất nhiều ứng viên mắc phải lỗi vô cùng nghiêm trọng là NÓI DỐI về mức lương cũ. Việc đưa câu trả lời không đúng sự thật với suy nghĩ rằng điều này sẽ mang đến sự thuận lợi cho bản thân trong việc thương lượng lương với nhà tuyển dụng vô tình khiến bạn rơi vào rất nhiều rắc rối. Và trong bài viết sau đây, HR Insider sẽ chia sẻ cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi này, dựa trên lời khuyên từ các chuyên gia nhân sự hàng đầu.

Đừng bao giờ đưa ra một con số cụ thể khi phỏng vấn về mức lương

Vì mức lương là một vấn đề cá nhân nên bạn hoàn toàn có thể từ chối chia sẻ với nhà tuyển dụng nếu bản thân không thấy thoải mái hoặc lo ngại mức lương cũ quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến quá trình thương lượng lương sau đó.

Bên cạnh đó, bạn không nên đưa ra một con số cụ thể về mức lương cũ của bản thân khi gặp phải câu hỏi phỏng vấn này. Việc đưa ra một con số cụ thể sẽ khiến bạn có nguy cơ rơi vào tình thế bị “ép” lương. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vòng vo không trả lời cụ thể mà hãy chia sẻ thẳng thắn quan điểm của bản thân về vấn đề lương cũ và tập trung đề cập đến vấn đề mức lương & phúc lợi bản thân mong muốn ở thời điểm hiện tại.

Theo các chuyên gia nhân sự chia sẻ, hỏi về mức lương cũ cũng chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo. Nếu gặp một ứng viên với khả năng, kinh nghiệm làm việc, tính cách phù hợp thì chắc chắn các nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đề nghị một mức lương đúng như mong đợi của ứng viên.

Xác định giá trị của bản thân & mức lương thị trường

Theo chuyên gia nhân sự Suzy Welch, khi gặp phải câu hỏi phỏng vấn về mức lương hầu hết các ứng viên đều căng thẳng và có thái độ không tự tin vì họ không biết phải bắt đầu từ đâu. Vì thế, điều đầu tiên trước khi bước vào buổi phỏng vấn chính là bạn phải xác định được vị trí, giá trị của mình trên thị trường việc làm.

Đồng nghĩa với đó là việc, bạn phải tìm hiểu mức lương cơ bản của công việc mà bản thân ứng tuyển trên thị trường là bao nhiêu? Bản thân có những lợi thế cạnh tranh nào khác so với các ứng viên còn lại? Việc có cái nhìn tổng quan về thị trường sẽ giúp bạn đánh giá đúng mực về bản thân và tạo ấn tượng tốt đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Tự tin & tập trung chia sẻ về năng lực, kinh nghiệm của bản thân khi phỏng vấn

Tự tin là chìa khóa thành công khi bạn trả lời mọi câu hỏi phỏng vấn về mức lương thưởng, phúc lợi. Cho dù bạn có thể xuất phát điểm với mức lương không cao nhưng thái độ chân thành và sự hiểu biết của bản thân sẽ giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, việc tập trung chia sẻ khả năng làm việc, tinh thần cầu tiến sẽ là minh chứng thuyết phục nhà tuyển dụng trao cho bạn cơ hội việc làm với mức đề nghị hấp dẫn chứ không phải dựa trên mức lương cũ. Vì thế, bạn đừng quá tập trung vào các con số mà không có những lý giải về năng lực của bản thân cho nhà tuyển dụng nhé!

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các bạn mong chóng tìm được công việc ưng ý trong thời gian sắp tới nhé!

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp tại tập đoàn đa quốc gia

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers