adsads
27
Lượt Xem 6 K

Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn xin việc “Bạn bị stress trong trường hợp nào?”, nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết bạn bị stress khi nào mà còn muốn biết cách bạn giải quyết nó ra sao. Họ cũng rất quan tâm những áp lực từ cuộc sống bên ngoài có làm bạn xao nhãn mà ảnh hưởng đến công việc chính không. Và nhớ rằng, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ luôn ưu ái những người giải quyết tốt căng thẳng, áp lực dù là công việc hoặc cuộc sống.

Cách trả lời phỏng vấn: “Bạn bị stress trong trường hợp nào?”

Nêu ví dụ về trường hợp đã trải qua

Để có cách trả lời phỏng vấn tốt nhất cho câu hỏi này là bạn hãy kể một câu chuyện về bản thân đã trải qua. Bạn có thể đưa những tình huống bạn nhận được nhiệm vụ nhiều phát sinh cùng lúc và phải giải quyết gấp hoặc được giao phó công việc trước giờ chưa từng làm. Không nên kể những ví dụ mà chính bạn đã tự tạo áp lực cho mình không cần thiết. Như thế, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng làm việc dưới áp lực lớn của bạn.

Đưa ra cách bạn đã giải quyết áp lực

Sau khi đưa ra trường hợp gặp phải căng thẳng, bạn nên đưa ra cách bạn giải quyết nó. Dù chỉ là trao đổi, nhà tuyển dụng vẫn có thể nhìn ra và đánh giá mức độ thích nghi cũng năng lực của bạn qua câu hỏi phỏng vấn này.

Ví dụ tiếng Việt: “Khi làm việc ở công ty cũ, vào cuối tháng 5, tôi nhận được rất nhiều chương trình cùng một lúc kèm yêu cầu truyền thông cho tất cả và tất cả phải có tỉ lệ chuyển đổi bằng doanh thu. Lúc đó, tôi khá rối vì nó là lượng công việc khổng lồ. Nhưng rồi tôi đã quyết định tổ chức cuộc họp với nhân viên của mình. Chúng tôi cùng bàn bạc kế hoạch, cùng lên ý tưởng, timeline, tất nhiên có cả việc thỏa thuận lại với cấp trên. Và cuối cùng team tôi đã vượt qua thử thách”.

Ví dụ tiếng Anh: “At my old company, at the end of May, I received a lot of programs at once with requests marketing for all and all must have conversion rates in revenue. At that time, I was quite confused because it was a huge amount of work. Then I decided to hold a meeting with my staff. We discussed the plans together, brainstorm the ideas, the timeline, of course, had to negotiate with the superiors. And finally my team passed the challenge”.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Khéo léo chèn những thành công của bạn để có cách trả lời phỏng vấn tốt nhất

Khi đã giải quyết xong tình huống khiến bạn căng thẳng và cách giải quyết, hãy khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn bằng thành công mà bạn đạt được sau những lần đấy.

Ví dụ tiếng Việt: “Sau khi vượt qua lần căng thẳng đó, team tôi đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cấp trên. Bản thân tôi được sếp trọng dụng nhiều hơn và còn được tăng lương. Nhân viên dưới tôi càng thán phục khả năng quản lý và tôn trọng tôi nhiều hơn trước”.

Ví dụ tiếng Anh: “After overcoming that stressful time, my team received a lot of praise from the superiors. Personally, I was more appreciated by the boss and also received a raise. The staff below me more admire the ability to manage and respect me more than before.”

Khẳng định kinh nghiệm chịu được áp lực của bản thân

Để kết thúc trả lời cho câu hỏi phỏng vấn trên, bạn hãy nhấn mạnh rằng, nếu như vị trí ứng tuyển thường xuyên phải chịu nhiều áp lực lớn, thì họ hãy yên tâm vì bạn đã quá quen với áp lực và xem nó là một bài học cho chính mình. Sẽ không vì sợ hãi hay không dám đối mặt stress mà bạn làm ảnh hưởng đến công việc. Như vậy, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có ẩn tượng tốt về bạn.

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc: “Mức lương & Phúc lợi bạn mong muốn là gì?

Những điều cần tránh khi trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc về áp lực công việc

Bạn tuyệt đối không được mắc phải các lỗi sau:

– Không nên đưa ra ví dụ ngớ ngẩn: Việc bạn đưa ra những ví dụ không phù hợp sẽ khiến bản thân rơi vào căng thẳng không đáng có và gây mất điểm với nhà tuyển dụng.

– Không nên nhấn mạnh sự căng thẳng của bản thân: Việc đưa quá nhiều yếu tố cảm xúc vào cuộc phỏng vấn như tức giận, căng thẳng ra sao là điều bạn cần tránh. Hãy thể hiện bạn đã chấp nhận với những áp lực ấy và những gì bạn đã làm để đối phó với nó.

>>> Xem thêm: Chuyện phỏng vấn: Chiến lược vượt qua câu hỏi tình huống

Trên đây là các câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn liên quan đến việc gặp cũng như giải quyết căng thẳng trong công việc. Hy vọng các ứng viên sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp nhất và khiến nhà tuyển dụng hài lòng.

— HR Insider —
VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers