• .
adsads
shutterstock 1577800033 2
Lượt Xem 14 K

Tại sao nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này?

Bất cứ câu hỏi nào nhà tuyển dụng đặt cho ứng viên trong quá trình phỏng vấn đều mang ý nghĩa và có lý do riêng. Vậy lý do mà nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này là gì?

Lý do đầu tiên phải kể đến đó là thực hiện sàng lọc ứng viên. Số lượng tuyển dụng thường không nhiều trong khi số lượng ứng tuyển là quá đông, đặc biệt tại các tập đoàn, công ty lớn. Vì vậy, khi ứng viên trả lời câu hỏi và nhà tuyển dụng thấy được rằng ứng viên không phù hợp về mục tiêu, định hướng với doanh nghiệp, họ sẽ loại bớt.

Lý do thứ hai đó chính là thực hiện nắm bắt mong muốn, tham vọng hay kỳ vọng của ứng viên đối với vị trí và môi trường mới. Thực tế cho thấy ứng viên có tham vọng càng cao, ví dụ như sự thăng tiến trong công việc, tham vọng đến bộ phận quản lý, thường có năng lực, sự tự tin và nỗ lực nhiều hơn các ứng viên chỉ dừng lại ở việc học hỏi kinh nghiệm, khám phá môi trường mới. Những ứng viên tham vọng cao cũng thường có độ cam kết gắn bó với công ty cao hơn so với những người kia.

Các cách trả lời phỏng vấn thông minh 

Đây là câu hỏi quen thuộc được bắt gặp hầu hết ở các buổi phỏng vấn, tuy nhiên vẫn không ít ứng viên bối rối và thiếu tự tin. Câu hỏi này sẽ không quá khó, bởi tất cả những gì nhà tuyển dụng muốn đó chính là thấy được sự phù hợp giữa bạn và công ty, sự kết nối trong mong muốn, tham vọng cũng như mục tiêu, định hướng tương lai của bạn với vị trí mới. Do đó, hãy khéo léo và chân thành trả lời câu hỏi này một cách gần gũi nhất, dưới đây là một số gợi ý:

Sự ổn định trong công việc

Mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn nhân viên của mình có sự gắn bó, cam kết lâu dài và chung thành với doanh nghiệp. Và đây cũng chính là nhu cầu chính đáng, phổ biến của ứng viên. Câu trả lời cũng thể hiện rằng giữa nhiều doanh nghiệp ngoài kia, bạn chọn họ làm nơi để gắn bó và trưởng thành, phát triển.

Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp trẻ với môi trường có tính cạnh tranh cao, họ sẽ không chắc chắn rằng có thể mang lại sự ổn định cho bạn. Vì vậy, trong quá trình phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu kỹ về công ty bạn ứng tuyển để có câu trả lời phù hợp và ấn tượng nhất nhé!

Tìm kiếm cơ hội thăng tiến

Thăng tiến là mong muốn thể hiện tầm nhìn xa và bản lĩnh dám vươn đến những chân trời mới của bạn. Hầu hết doanh nghiệp sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có cơ hội thăng tiến và chứng minh năng lực của mình.

Khi đáp lại bằng câu trả lời này, bạn cần lưu ý về mốc thời gian hay giai đoạn cụ thể cho sự thăng tiến đó. Vì vậy, thay vì nói chung chung, không có kế hoạch rõ ràng cho mục tiêu 3 năm, 5 năm của bạn sẽ là điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy lên lịch trình chi tiết cho những năm tháng làm việc của bạn, sao cho phù hợp với năng lực của mình để được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhé!

Mong muốn một môi trường tích cực, năng động

Đây là câu trả lời phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường, vừa hội nhập thị trường lao động. Môi trường tích cực, năng động là mong muốn tuyệt vời và chính đáng nhất. Bởi môi trường tích cực, năng động sẽ là nơi bạn được cung cấp một nguồn năng lượng tươi mới và tràn đầy để làm việc năng suất, là nơi bạn có thể thể hiện khả năng của bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ những vị tiền bối đi trước.

Sự thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau giữa các ứng viên sẽ thúc đẩy tinh thần của nhân viên trong giờ làm việc và năng suất làm việc theo nhóm. Môi trường tích cực đồng nghĩa với sự minh bạch, công tư phân minh hay sẵn sàng trình bày ý kiến, lắng nghe và tôn trọng người khác trong mọi cuộc họp. Tất cả sẽ thúc đẩy công ty đi lên một cách đáng kể.

Mong muốn có cơ hội chứng minh năng lực

Vị trí mới cho phép bạn thể hiện và vận dụng được bao nhiêu phần trăm kiến thức, kỹ năng của bản thân? Đây là thắc mắc không chỉ của riêng ai khi tìm đến một vị trí ứng tuyển mới, ở một môi trường mới. 

Câu trả lời về mong muốn có cơ hội chứng minh năng lực sẽ giúp doanh nghiệp đề ra những nhiệm vụ, dự án phù hợp với khả năng của bạn, liên tục đặt ra thử thách để thúc đẩy nhân viên của mình tự tin chứng minh những gì họ có. Khi đó, bạn và doanh nghiệp đều có thể khai thác và khám phá ra được những tiềm năng có khi chưa bao giờ tìm thấy ở chính mình, giúp doanh nghiệp đi lên và phát triển lớn mạnh.

 Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm bắt những bí quyết bổ ích nhất để chinh phục mọi nhà tuyển dụng. Và đừng quên, giữ thái độ tích cực, cởi mở trong suốt quá trình phỏng vấn nhé! Hãy chân thành nhưng khéo léo nhất trong mọi câu hỏi để tiến đến gần hơn với công việc bạn ao ước bấy lâu.

 

 

>> Xem thêm: Bật mí cách viết email từ chối nhà tuyển dụng sao cho khéo léo

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers