• .
adsads
10
Lượt Xem 907

Là một ứng viên trong lĩnh vực Marketing, bạn sẽ làm phải gì để thu hút nhà tuyển dụng đây? Theo các chuyên gia, giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn chính là cách tốt nhất để ứng viên thu hút nhà tuyển dụng và gia tăng cơ hội thành công của bản thân. Hãy cùng HR Insider khám phá cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn dành cho ứng viên Marketing qua bài viết sau đây nhé

Giới thiệu bản thân cần bao gồm những điều gì? 

Ngoài việc chia sẻ các thông tin cá nhân cơ bản như tên tuổi, chuyên ngành,… thì việc bạn thể hiện được những điều sau sẽ giúp rút ngắn lại khoảng cách với nhà tuyển dụng và khiến buổi phỏng vấn trở nên gần gũi hơn như:

  • Lý do bạn theo đuổi lĩnh vực Marketing. Việc chia sẻ đam mê, mục tiêu của bản thân trong quá trình làm việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận tích cực hơn về năng lực làm việc của bạn. Bên cạnh đó, việc chia sẻ một phần quan niệm sống và làm việc của bạn sẽ tạo nên sự gần gũi, khiến buổi trò chuyện trở nên thân mật hơn.
  • Sở thích cá nhân bên cạnh công việc. Hoạt động thường nhật của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận trực quan hơn về việc bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không? Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá tập trung vào các sở thích cá nhân vì điều này sẽ khiến buổi phỏng vấn bị xao nhãng.
  • Các dự định sự nghiệp trong tương lai. Nhà tuyển dụng hầu hết sẽ quan tâm đến việc ứng viên sẽ đồng hành cùng công ty trong bao lâu và họ có động lực nào để làm việc. Chính vì thế, chia sẻ những hoạch định của bản thân trong tương lai ngay khi giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng có hảo cảm với bạn hơn.

>>> Xem thêm: Cách giới thiệu bản thân trong vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh

Các bước chuẩn bị để giới thiệu bản thân ấn tượng trong buổi phỏng vấn Marketing 

Để có thể giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn một cách suôn sẻ, bạn cần lưu ý đến các bước sau:

Bước 1: Xác định điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên

Nhà tuyển dụng giống như người mua hàng, bạn phải hiểu họ đang cần gì thì mới có thể giới thiệu sản phẩm đúng nhu cầu. Vì thế, hãy tìm hiểu về công ty và nghiên cứu bảng mô tả công việc trước khi tham gia phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn có thể xác định chính xác hơn thông tin bạn cần chia sẻ, không chỉ là giới thiệu bản thân mà là trong cả buổi phỏng vấn.

Bước 2: Tự mình trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn Marketing

Hãy tự hỏi mình một số câu hỏi để xác định đâu là điều bạn cần giới thiệu trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể dựa trên những câu hỏi sau:

  • Bạn là ai?
  • Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty này?
  • Những kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn khiến bạn đủ điều kiện để làm việc ở đây?
  • Bạn hy vọng đạt được điều gì trong sự nghiệp?

Bước 3: Viết ra, chỉnh sửa và tập luyện

Hãy viết phần giới thiệu của bạn ra giấy bắt đầu bằng các chi tiết cơ bản về bản thân, sau đó chuyển sang kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn và kết thúc bằng các mục tiêu nghề nghiệp chính. Bên cạnh đó, hãy nhớ rút ngắn lời giới thiệu bởi nhà tuyển dụng chỉ muốn có một cái nhìn tổng quan nhanh về con người bạn. Và đừng quên thêm một chút sở thích, thú vui cá nhân để buổi nói chuyện không quá gò bó và xa lạ nhé!

Một yếu tố không kém phần quan trọng là việc tập luyện vì việc chia sẻ bản thân tự nhiên trước những người xa lạ hoàn toàn không hề dễ dàng. Để nhớ các ý chính, bạn có thể viết chúng trong một cuốn sổ tay và đem theo bên mình. Trong cuộc phỏng vấn, nó sẽ giúp bạn an tâm hơn vì bạn có thể liếc nhìn nếu cảm thấy lo lắng.

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ qua bài viết trên đây đã gọi ý cho bạn được cách giới thiệu bản thân một cách ấn tượng trong buổi phỏng vấn Marketing sắp tới. Chúc bạn thành công và nhận được công việc mơ ước.

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp & cách trả lời (Tiếng Anh + Tiếng Việt)

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers