• .
adsads
32
Lượt Xem 5 K

Cấp quản lý là vị trí đòi hỏi ứng viên có kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và ứng xử nhanh nhạy. Đây cũng là vị trí có tỷ lệ cạnh tranh cao, khi mà hầu hết các ứng viên đều tài năng và có thể mạnh trong giao tiếp. Vậy làm sao để bạn trở thành ứng viên được nhà tuyển dụng lựa chọn sau buổi phỏng vấn xin việc? Theo kinh nghiệm phỏng vấn của các chuyên gia nhân sự, điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn giới thiệu bản thân trong phỏng vấn như thế nào?

Cấp quản lý cần thể hiện điều gì để nổi bật trong buổi phỏng vấn?

Ở vị trí quản lý, bạn cần phải sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, có thể điều khiển cảm xúc tốt và mang đến tinh thần lạc quan cho cấp dưới của mình. Vì vậy, nhà tuyển dụng cũng sẽ chú trọng và khắt khe trong đánh giá về khả năng giao tiếp, cởi mở của ứng viên trong buổi phỏng vấn xin việc. Vì vậy, để trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí cấp quản lý, bạn cần phải thể hiện được:

Tự tin & Cởi mở

Hãy là người chủ động mở lời chào và giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao tính cách thân thiện và sự tự tin của bạn.

Không nói quá nhiều

Là một ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn, bạn đừng bao giờ tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn đang quá luyên thuyên và thiếu trọng tâm trong lời nói, đặc biệt khi đó là ấn tượng đầu tiên. Hãy giới thiệu những thông tin cơ bản nhất để bạn và nhà tuyển dụng có thể trao đổi sau hơn các nội dung ngay sau đó.

Không áp đặt suy nghĩ lên người khác

Nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên ở vị trí quản lý chắc chắn vị trí cũng sẽ không nhỏ. Là những người có tiếng nói nhất định, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không cảm thấy hài lòng với một ứng viên thể hiện cái tôi quá lớn ngay từ thời điểm đầu tiên. Nên hãy chắc chắn rằng đoạn giới thiệu bản thân trong phỏng vấn việc làm không có những câu kiểu “Anh chị phải biết rằng em đã cân nhắc rất nhiều có nên đi phỏng vấn…” hay “Anh chị không biết tên em sao, em có ghi trong hồ sơ mà…”

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp & cách trả lời (Tiếng Anh + Tiếng Việt)

Cấp quản lý nên giới thiệu bản thân trong phỏng vấn như thế nào?

Là một ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn và làm việc lâu năm, bạn đừng bao giờ quên việc chuẩn bị trước đoạn chia sẻ trước khi gặp gỡ nhà tuyển dụng. Và nếu được, hãy chuẩn bị những đoạn giới thiệu bản thân khác biệt và được soạn dành riêng cho từng nhà tuyển dụng mà bạn sẽ gặp gỡ trong thời gian đi tìm việc. Điều này sẽ giúp bạn tăng cao cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý và đánh giá cao hơn các ứng viên khác nhờ sự quyết tâm và nghiêm túc trong công việc.

Theo kinh nghiệm phỏng vấn của các chuyên gia nhân sự, ngay tại thời điểm trao đổi để sắp xếp một cuộc hẹn với nhà tuyển dụng, bạn nên cẩn thận quan sát, chủ động hỏi thăm để hiểu được nhu cầu, mong muốn của nhà tuyển dụng ở vị trí bạn ứng tuyển. Sau đó, hãy xem xét tính cách, chức vụ và tuổi tác của người phỏng vấn để lựa chọn trước cách giới thiệu bản thân trong phỏng vấn phù hợp và lịch sự nhất.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh các cử chỉ, thể hiện sự thân mật hay niềm nở quá lố khi giới thiệu bản thân trong phỏng vấn nhé! Điều này không giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao đâu, mà còn bị cho rằng là một người thảo mai đấy!

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi trả lời phỏng vấn xin việc dành cho cấp quản lý

— HR Insider —
VietnamWorks  Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers