• .
adsads
shutterstock 1173481243
Lượt Xem 1 K

1. Giao dịch viên

Nhắc đến ngân hàng, chúng ta hình dung ngay đến hình ảnh các giao dịch viên với đồng phục đẹp mắt cùng cách ứng xử chuyên nghiệp. Đây là bộ phận xuất hiện nhiều nhất trước mặt khách hàng. Vì thế, vị trí giao dịch viên quen thuộc với nhiều người. Một ngân hàng có nhiều giao dịch viên khác nhau. Công việc chủ yếu của các giao dịch viên:

  • Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng để xử lý
  • Thực hiện giao dịch liên quan đến tiền mặt (thu,chi) và không liên quan đến tiền mặt (làm lệnh ủy nhiệm chi)
  • Quản lý quỹ nghiệp vụ tại các chi nhánh của ngân hàng
  • Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng ( làm thẻ, sổ tiết kiệm) và chuyển cho bộ phận chuyên trách giải quyết.

Ở bộ phận này, mức lương trong khoảng từ 6 – 8 triệu đồng. Tùy theo vị trí hay từng ngân hàng khác nhau, thu nhập của giao dịch viên sẽ có chênh lệch đôi chút. 

Nhu cầu ngan hang tuyen dung tăng cao khắp các thành phố lớn tại Việt Nam với mức đãi ngộ cao – Tham gia tìm kiểm và ứng tuyển khu vực yêu thích của bạn:

2. Nhân viên quản lý rủi ro

Nhân viên rủi ro được hiểu là người có nhiệm vụ nhận dạng và phân tích các rủi ro ngân hàng có thể gặp phải và tìm cách khắc phục chúng. Bộ phận này giữ vai trò quan trọng khi giúp ngân hàng giảm thiểu tổn thất xuống nhỏ nhất có thể. 

Vậy nhân viên quản lý rủi ro làm các công việc gì?

  • Xây dựng và cập nhật các tiêu chuẩn quản lý rủi ro
  • Đảm bảo chính sách quản lý rủi ro được triển khai và áp dụng hiệu quả ở tất cả các chi nhánh trực thuộc của ngân hàng.
  • Làm việc với các bộ phận liên quan để hỗ trợ việc thực hiện các chính sách giảm thiểu rủi ro xảy ra
  • Kết hợp với kiểm toán nội bộ kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chính sách quản lý rủi ro

Tùy theo từng ngân hàng sẽ có mức lương khác nhau. Nhưng nhìn chung, vị trí này thường có mức lương trong khoảng từ 12 đến 16 triệu đồng/tháng. 

3. Nhân viên kinh doanh

Trong ngân hàng vẫn có bộ phận kinh doanh như những công ty khác. Bộ phận này chỉ tập trung vào mục tiêu duy nhất là doanh thu và doanh số mỗi tháng mình đạt được. Họ có thể là sales tín dụng, sales thẻ, hoặc sales các hợp đồng bảo hiểm liên kết với ngân hàng. Đây là “vùng đất màu mỡ” nhất trong ngân hàng với thu nhập cao đáng mơ ước.

Nhiệm vụ của nhân viên bộ phận này bao gồm:

  • Gọi điện cho khách hàng dựa trên nguồn dữ liệu có sẵn để giới thiệu sản phẩm của ngân hàng.
  • Giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng qua các kênh khác nhau như: điện thoại, email,…
  • Chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới
  • Ngăn chặn rủi ro tín dụng bằng cách phát hiện ra hồ sơ giả, gian lận.
  • Đảm bảo thu hồi công nợ tốt nhất
  • Hoàn thành doanh số được giao hàng tháng.

Mức lương của vị trí Nhân Viên Kinh Doanh này là không giới hạn. Chỉ cần hoàn thành doanh số được giao, thu nhập của bạn có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Bộ phận này không quá khắt khe về kinh nghiệm làm việc. Chỉ cần bạn có kiến thức ở lĩnh vực này, hoạt ngôn và chịu khó tìm kiếm khách hàng. Nhu cầu vị trí này ở các ngân hàng đều cao. Một số ngân hàng còn chấp nhận sinh viên mới ra trường cho các vị trí thực tập sinh. Nếu bạn mong muốn làm việc ở môi trường này nhưng chưa có kinh nghiệm, hãy ứng tuyển vào vị trí này xem sao nhé.

4. Kế toán trưởng

Nhiều người thắc mắc, ngân hàng có tuyển Kế Toán Trưởng như doanh nghiệp không? Bởi khi nhắc đến bộ phận kế toán ở ngân hàng, nhiều người biết đến vị trí kiểm toán nội bộ nhưng ít nghe kể về chức vụ kế toán trưởng ở ngân hàng. 

Kế toán trưởng tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, kế toán trưởng được gọi là chief accountant. Dù là doanh nghiệp ở lĩnh vực nào luôn có kế toán trưởng đứng đầu. Đây được xem là đầu não của phòng kế toán. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược quản lý kinh tế, tài chính.

Cụ thể hơn, kế toán trưởng thường làm những công việc sau:

  • Quản lý tài sản lưu động như: tiền mặt, trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán,…
  • Quản lý vốn điều lệ, vốn cổ phần, vốn từ giao dịch mua sắm hay tự sản xuất.
  • Quản lý doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức.
  • Đảm bảo chứng từ hợp lệ và hạch toán theo đúng quy định Nhà Nước.
  • Giám sát chặt chẽ thu chi, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà Nước hoặc cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Hiện nay, mức lương của kế toán trưởng ở các chi nhánh ngân hàng rất cao. Tuy nhiên, đây là thù lao tương xứng với vị trí làm việc. Bởi ở vai trò kế toán trưởng, họ phải chịu trách nhiệm cùng áp lực nặng nề nên mức lương cao là hoàn toàn xứng đáng.

5. Chuyên viên phân tích tài chính

Nhân viên phân tích tài chính có nhiệm vụ tổng hợp thông tin, nắm bắt xu thế tài chính để phân tích và tư vấn đầu tư tài chính cho giám đốc hoặc khách hàng. Làm việc ở vị trí này, bạn cần nắm bắt nhanh xu hướng thị trường để kịp thời tư vấn đầu tư cho chính xác.

Ở vị trí này, chuyên viên phân tích tài chính có những nhiệm vụ sau:

  • Tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân để tư vấn đầu tư
  • Tham gia dự án phát triển hệ thống, quy trình nghiệp vụ của khối tài chính-kế hoạch.
  • Tham gia nghiên cứu, phát triển hệ thống thông tin quản trị cho ngân hàng
  • Thẩm định hồ sơ và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng

Thông thường, mức lương dành cho vị trí nhân viên phân tích tài chính rơi vào khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhạy bén với những con số. Cơ hội việc làm ở vị trí này cao nhưng không phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nghề này.

Có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp ở ngân hàng vô cùng hấp dẫn nhưng không phải dành cho tất cả mọi người. Để đạt được vị trí mong muốn, bạn cần bỏ thời gian học hỏi và kiên trì với mục tiêu đề ra. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm ra được vị trí làm việc phù hợp và nỗ lực để tìm được “một chân” trong ngành ngân hàng này.

>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi “Bạn mong đợi điều gì ở vị trí mới” sao cho hay?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers