adsads
bong mot ngay ban nhan thay minh thong minh hon sep 1
Lượt Xem 5 K

 

Bước 1: Tự chất vấn bản thân: “Mình giỏi ở điểm nào?”

 

Điều đầu tiên, hãy kiểm tra lại bản thân mình xem: liệu có đúng rằng mình thực sự giỏi hơn sếp của mình? Liệu bạn có khả năng đa nhiệm xử lý công việc hay chỉ giỏi ở một việc chuyên môn nhất định? Ở vị trí sáng tạo, bạn có thể liên tục cho ra những ấn phẩm tuyệt vời sáng tạo, nhưng liệu bạn có khả năng lãnh đạo và dẫn dắt đội nhóm?

 

Bạn có thể là một chuyên viên phân tích dữ liệu sành sỏi, nhưng liệu tư duy bạn có đủ nhạy bén để biến những con số thành cơ hội kinh doanh?

 

Nhìn một cách khái quát, khi suy xét việc “liệu bạn đã giỏi hơn sếp của mình”, hãy đặt nó trong một ngữ cảnh nhất định với các tiêu chuẩn so sánh khách quan đi từ kỹ năng chuyên môn đến kỹ năng quản trị.

 

Bước 2: Hãy thử mở rộng thế giới quan của mình bên ngoài 4 bức tường công sở

 

Trong trường hợp bạn không thể tìm thấy một điểm nào ở người sếp của mình trong công việc chuyên môn khiến mình “vừa lòng”, hãy thử tìm hiểu về họ bên ngoài 4 bức tường. Sếp của bạn có thể không phải là một người làm việc nhanh nhạy, nhưng lại là một người cha đáng quý, một người chồng mẫu mực. Bên cạnh đó, việc khiến họ trở thành sếp của bạn cũng đã là một câu hỏi lớn, vậy hãy đi tìm cho mình câu trả lời: sếp của bạn đã làm những gì để có thể biến bạn trở thành một người đồng hành cùng anh/chị ấy: kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ bền vững, uy tín trong kinh doanh cùng đối tác,…

 

Thay vì phải cứ tiếp tục suy nghĩ về những khuyết điểm của sếp mình, hãy mở lòng ra 1 chút và nhìn họ bằng 1 ánh mắt khác: 1 ánh mắt của sự cảm thông và thấu tình đạt lý hơn. Suy cho cùng, quan hệ “sếp” và nhân viên cũng được xây dựng trên các nền tảng tình cảm của con người: sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

 

Bước 3: Nếu sự thật, sếp của bạn “dưới vế” của bạn thì sẽ như thế nào?

 

Tệ nhất trong tất cả các trường hợp, chính là bạn bị mắc kẹt với một người sếp hoàn toàn không có năng lực và đôi khi lại còn tỏ thái độ đối với cấp dưới của mình. Đừng để tình huống thế này làm bạn nản chí mà giảm đi hiệu quả công việc hiện tại. Thực tế đã chứng minh, trong thời đại mà “người đi xin việc thì hiếm, người đi doanh nghiệp đi tìm người đi xin việc thì nhiều”, hầu hết các công ty đều sẽ luôn đấu tranh trong cuộc chiến thị phần “nhân tài” cho tổ chức.

 

Hãy chứng minh cho người sếp kia thấy rằng: kể cả khi không có cấp trên, bạn vẫn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn còn kiêm luôn vị trí của một nhà quản lý khi trực tiếp vận hành và đảm bảo tiến độ công việc hiệu quả nhất cùng những người khác. Đường càng dài mới biết sức ai hơn ai. Quy luật đào thải luôn luôn vận động. Người có năng lực luôn được tìm mọi cách để giữ lại, trong khi những người khác, không chủ động thì cũng bị ép buộc phải nghỉ việc, luân chuyển công tác hoặc tệ hơn là cắt chức.

 

Môi trường doanh nghiệp đích thực là một nơi giúp bạn tìm cho mình một ngôi nhà thứ hai và phát triển chuyên môn của mình. Trong trường hợp “người cấp trên” của bạn không khiến bạn đủ tự tin để “gửi gắm” năng lực, cũng đừng lo lắng quá. Vì thế, cứ tự tin lên và làm tốt công việc của mình. Quy luật chọn lọc tự nhiên không chừa một ai và chỉ người phù hợp nhất mới có thể trụ lại cùng với đoàn tàu chung của tổ chức tuy nhiên, cũng đừng quên giữ lại cho mình sự điềm đạm, nhẹ nhàng để tránh chuốc phiền phức từ cấp trên nhé.

 

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers