adsads
shutterstock 577183045
Lượt Xem 2 K

Bạn có thể nghĩ về sự đổi mới trong nền kinh tế từ ý tưởng độc đáo – một nền kinh tế gắn liền với văn hóa tạo ra những giá trị bền vững và bứt phá. Nền kinh tế thế giới được thúc đẩy bởi tiền tệ, dù đó là USD hay EUR. Nếu như không có chúng sẽ không có việc trao đổi giá trị nào, tất nhiên đây là lý do tại sao các ý tưởng gắn liền với nó.

Các nhà đổi mới đã làm chủ được việc hình thành và phát triển các ý tưởng cho đến khi chúng được thực hiện hoá. Điều quan trọng là tất cả những điều đó đều liên quan đến nhân viên, họ sẽ người tham gia vào sự đổi mới ý tưởng cho công ty.

Với 07 bước này, bạn và nhóm của mình có thể tạo ra giá trị theo cấp số nhân từ các ý tưởng để phát triển một nền kinh tế đổi mới và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao.

Tạo ý tưởng

Cần phải tạo ra nhiều ý tưởng và rất nhiều ý tưởng. Đây là giá trị cơ bản nhất trong nền kinh tế đổi trong một hệ thống doanh nghiệp. Nó đòi hỏi bạn phải liên tục dành thời gian cho bản thân và phòng ban của mình đưa ra những ý tưởng.

Nếu bạn muốn hoạt động như một chiếc máy ý tưởng, liên tục đưa ra chúng và khuyến khích những người khác trong đội nhóm của bạn, thì bạn cần đấu tranh để đi trước thời đại, đưa chúng ra một cách độc đáo và táo bạo. 

Ghi nhớ lại ý tưởng

Đối với mỗi ý tưởng được tạo ra, chúng ta cần có thời gian để ghi nhớ nó thông qua sự tham khảo và đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau. Cứ coi bước này như đang mài dũa kho tàng ý tưởng của mình nhé. Một ý tưởng trên thực tế không cần hoàn hảo, có lẽ ý tưởng dạng cơ bản sẽ tốt hơn, tạo sao không? Vì nhiều ý tưởng cơ bản có thể tạo ra những ý tưởng đột phá.

Thực tế, bạn không cần phải ép bản thân mình để có một ý tưởng tuyệt vời. Bạn có thể cho phép bản thân mình nhận định rằng: ‘Đó là một ý tưởng chưa hoàn hảo lắm!’ Không có gì gọi là ý tưởng tồi trong giai đoạn này, chỉ có những ý tưởng bị mất dẫn đến mất giá trị. 

Một số ý tưởng có thể được trình bày lại và phác thảo nhiều cách khác nhau như Word, mô phỏng, trình bày, miễn là mọi người có thể hiểu được khi nhìn vào bản ý tưởng đó. 

Thảo luận về ý tưởng

Một bước giúp chúng ta có góc nhìn sâu hơn về ý tưởng hiện tại chính là trình bày nó. Mọi người sẽ cùng thảo luận về nó, cũng chính là lúc giá trị bắt đầu tạo ra theo cấp số nhân. Khi trình bày và thảo luận với người khác, ý tưởng sẽ được đặt vào nhiều tình huống khác nhau, điều này có thể giúp bạn học được vô số điều và nhìn nhận được nhìn góc nhìn khác nhau.

Điều quan trọng lúc này là hãy lắng nghe cho đến khi ý tưởng được trình bày và thảo luận xong. Việc thảo luận sẽ giúp ý tưởng đó trở nên hoàn hảo hơn. Nếu như không thực sự tập trung, bạn có thể bị gián đoạn, và buổi thảo luận sẽ đi vào ngõ cụt. Vì vậy hãy tập trung của bạn 100% vào thời gian này nhé. 

Cải thiện ý tưởng

Bây giờ là lúc để đánh giá các ý tưởng từ sau sự đóng góp và thảo luận của mọi người. Không có ý tưởng nào sau khi qua thảo luận vẫn giữ nguyên – giá trị theo cấp số nhân được thêm vào và điều này được thực hiện trong giai đoạn cải tiến. Giờ đây, nhóm của bạn có thể thử nghiệm với việc kết nối, kết hợp, thay thế, trừ, thêm, đảo ngược và sửa đổi nhiều ý tưởng hoặc nhiều phần của ý tưởng. 

Kỹ năng quan trọng ở đây là khả năng đặt câu hỏi để thách thức sự hiểu biết thông thường về ý tưởng, vượt ra ngoài bản mô tả ban đầu và làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu như ý tưởng ban đầu bị thay đổi nhiều thì đó chắc chắn sẽ mang lại một kỳ tích ngoài mong đợi.

Tổ chức ý tưởng

Bây giờ bạn đã có một cái nhìn tổng thể về các khả năng có thể xảy ra, đã đến lúc sắp xếp các ý tưởng của bạn để so sánh. Bằng cách ghi lại rõ ràng ý tưởng đó là gì, ý tưởng có thể tạo ra giá trị như thế nào cho tổ chức hoặc cá nhân…Bạn có thể tạo danh mục ý tưởng để cân nhắc xem giá trị của một ý tưởng này so với một ý tưởng khác.

Đánh giá ý tưởng

Với các ý tưởng đã được sắp xếp theo trình tự, giờ đây bạn có thể đánh giá một ý tưởng dựa trên các chỉ số ra quyết định, chẳng hạn như lợi tức về giá trị hoặc lợi tức về kinh nghiệm. Hãy đánh giá và so sánh kỹ lưỡng dựa theo tiêu chuẩn trước khi cam kết thực hiện.

Đàm phán và giải thích lý do tại sao ý tưởng đáng theo đuổi (hoặc không đáng theo đuổi) so với các ý tưởng và mức độ ưu tiên khác. Nói cách khác, bước này là khung quyết định của bạn để ưu tiên những ý tưởng nào.

Ưu tiên ý tưởng

Đây là giai đoạn cam kết cho bất kỳ ý tưởng nào vì bạn phải tạo điều lệ dự án, phân bổ ngân sách, dòng thời gian và lộ trình để thực hiện ý tưởng. Nếu không có giai đoạn này, một ý tưởng sẽ chết hoặc bị mất trong khu rừng phương ngôn. 

Ưu tiên không chỉ là sự cho phép để tiến lên phía trước, nó còn là sự cho phép với một kế hoạch rõ ràng. Trong bước cuối cùng này, bạn không chỉ quyết định đầu tư vào ý tưởng mà còn xác định rằng đánh giá của bạn mang lại kết quả phù hợp và ý tưởng của bạn sẽ tạo ra giá trị.

Với bảy bước này, ý tưởng của bạn đã sẵn sàng để hành động và bạn có thể làm chủ việc quản lý ý tưởng — làm chủ sự đổi mới tiến tới thành công. Bỏ qua bất kỳ bước nào, bạn có nguy cơ mất đi giá trị  ý tưởng và phá giá nền kinh tế đổi mới của mình.

>> Xem thêm: WFH và chiến lược giúp nhân viên duy trì năng suất hiệu quả

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers