adsads
index
Lượt Xem 4 K

 

Theo Business Insider, một số bí quyết sau (được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu khoa học và từ các chuyên gia) sẽ giúp một người thể hiện sự nghiêm túc, thiết lập sự tin cậy một cách nhanh chóng, từ đó có được sự nể trọng của người khác:

1. Đi làm sớm

Những người thức dậy sớm sẽ nhận được sự tin cậy nhiều hơn.

Nghiên cứu từ Trường kinh doanh Michael G. Foster thuộc Đại học Washington cho thấy, những nhân viên đến văn phòng sớm sẽ được nhà quản lý nhận định là tận tâm hơn và được đánh giá hiệu suất làm việc cao hơn so với những nhân viên đi làm trễ, bất chấp việc những nhân viên đi làm trễ cũng ra về trễ hơn người khác.

Vì vậy có thể nói, các nhà quản lý đều có xu hướng “thiên vị buổi sáng”. Nên nếu bạn cảm thấy mình làm việc hiệu quả hơn từ 10h sáng đến 6h chiều thay vì từ 9h sáng đến 5h chiều, hãy xem xét việc nói chuyện trước với người quản lý và “đánh cược” với sự thiên vị này từ họ.

2. Nói “Không” khi cần thiết

Những người thành công rất thành thạo kỹ năng… từ chối. Trên thực tế, khi nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi gửi yêu cầu phỏng vấn đến một loạt các chuyên gia về sáng tạo, phục vụ cho việc viết một cuốn sách, một phần ba người từ chối và nói rằng họ không có thời gian.

Bạn thậm chí cũng có thể nói “Không” với sếp mình trong trường hợp cần thiết, miễn sao nói đúng cách.

Ví dụ, nếu sếp giao bạn phụ trách một phần việc mới trong khi bạn đã bị quá tải bởi các phần việc hiện tại, chuyên gia về việc làm Lynn Taylor gợi ý nên nói rằng: “Tôi sẽ rất vui khi được làm phần việc này, nhưng điều đó có nghĩa là tôi sẽ phải hoãn phần việc đang làm đến ngày mai, bởi vì tôi sẽ phải dành 3 tiếng đồng hồ tiếp theo để hoàn thành nó. Anh/chị có muốn tôi hoãn nó lại không?”.

Nói chung, điều quan trọng là đừng đồng ý mù quáng với mọi lời yêu cầu, dù thoạt trông nó có vẻ như “không thể từ chối được”.

3. Đơn giản hóa cách viết lách

Khi cần phải viết lách trong quá trình làm việc, hãy hạn chế việc sử dụng những từ ngữ bóng bẩy, dài dòng.

Một nghiên cứu hồi năm 2012 của Đại học Princeton về vấn đề sử dụng từ ngữ dài dòng quá mức cần thiết cho thấy, việc sử dụng những từ đao to búa lớn một cách vụng về thường khiến mọi người nghĩ rằng bạn kém thông minh.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã chọn một luận án xã hội học mang tính trừu tượng với nhiều từ ngữ dài và tạo ra một phiên bản rút gọn, đơn giản hơn bằng cách thay thế những từ dài từ 9 ký tự trở lên bằng những từ ngắn hơn. Sau đó họ yêu cầu 35 sinh viên Đại học Stanford đọc cả 2 luận án để đánh giá về mức độ thông minh của tác giả và độ khó hiểu của nội dung.

Kết quả cho thấy, phiên bản rút gọn được cho là ít phức tạp hơn, và tác giả của nó được đánh giá là thông minh hơn.

4. Đeo kính

Nếu đeo kính, bạn sẽ trông kém hấp dẫn hơn, nhưng thông minh hơn.

Trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Vienna cho 76 người tham gia nhìn vào 78 hình ảnh khuôn mặt, gồm những khuôn mặt không đeo kính, đeo kính có vành và đeo kính không vành, rồi đánh giá họ theo một số đặc điểm, bao gồm trí thông minh và độ hấp dẫn.

Kết quả, những người đeo kính, có vành hoặc không có vành, được xem là thông minh hơn những người không đeo kính. Tuy nhiên, những người không đeo kính lại được đánh giá là hấp dẫn hơn.

5. Chứng tỏ mình vừa ấm áp vừa có năng lực

Các nhà tâm lý học ở Đại học Princeton đã đưa ra một học thuyết cho rằng mọi người thường nhận xét người khác dựa trên sự ấm áp và năng lực của họ.

Theo đó, nếu bạn có thể cho thấy bản thân là người ấm áp, tức là thân thiện và không tranh đua, thì mọi người sẽ cảm thấy họ có thể tin tưởng bạn. Nếu bạn trông có vẻ có năng lực, chẳng hạn như có học vấn cao, khả năng kinh tế tốt…, mọi người có khuynh hướng tôn trọng bạn hơn.

Chuyên gia tâm lý học ở Đại học Harvard – Amy Cuddy nói rằng, điều quan trọng là chứng tỏ sự ấm áp trước, sau đó mới chứng minh năng lực, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh. Bà viết trong một cuốn sách của mình rằng: “Ở khía cạnh tiến hóa, việc đánh giá xem một người có xứng đáng được tin tưởng hay không có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn của chúng ta”.

6. Kiểm soát những hành động thể hiện sự bồn chồn

Những thói quen thể hiện sự bồn chồn như xoa nắn tay có thể là một cách để tự xoa dịu bản thân, nhưng nó cũng thể hiện sự căng thẳng và thiếu quyền lực, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Tonya Reiman – tác giả cuốn The Power of Body Language (tạm dịch: Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể) cho biết.

Cựu đặc vụ FBI Joe Navarro gợi ý cách đơn giản, đó là vẫn có thể giữ những thói quen này, nhưng thực hiện chúng một cách chậm lại. Cách làm này vẫn mang lại lợi ích tương tự (giúp xoa dịu bản thân) nhưng sự lo lắng của bạn sẽ không bị phơi bày quá lộ liễu.

7. Nói nhanh hơn

Bạn không cần nói quá nhanh đến mức mọi người không thể hiểu được, nhưng hãy tránhviệc  kéo dài mọi câu nói, mọi từ và mọi âm tiết.

Theo một nghiên cứu vào năm 1975 được xuất bản trên tạp chí Language and Speech, các nhà nghiên cứu của Đại học Brigham Young cho 28 sinh viên đại học nghe những đoạn thu âm của 6 người nhưng đã được xử lý lại cho nhanh hơn hoặc chậm hơn mức thông thường.

Cuối cùng, những sinh viên tình nguyện đã xếp hạng mức độ năng lực cao nhất cho những người nói nhanh và ngược lại, đánh giá mức năng lực thấp nhất cho những người nói chậm.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc nói nhanh cũng là một cách để giành phần thắng khi tranh luận, ít nhất là ở Mỹ. Một nghiên cứu hồi năm 1991 được xuất bản trên tạp chí Personality and Social Psychology Bulletin gợi ý lý do là vì mọi người sẽ có ít thời gian hơn để suy nghĩ nghiêm túc về lập trường của bạn.

8. Để mọi người nói về bản thân họ

Trong cuốn sách Đắc nhân tâm (tựa đề tiếng Anh: How to Win Friends and Influence People), tác giả Dale Carnegie đã tiết lộ một bí mật để khiến người khác thích mình: đơn giản là lắng nghe và khuyến khích họ nói về chính họ.

Nhiều kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm này của ông.

Các chuyên gia ở Đại học Harvard khám phá ra rằng, nói về chính mình cũng mang đến cảm giác thỏa mãn giống như cách mà thức ăn, tiền bạc, và tình dục mang lại cho một người. Theo nghiên cứu này, mọi người thậm chí còn có được sự hài lòng khi nói về chính họ ngay cả khi… không có người lắng nghe.

9. Chú ý cách ăn mặc

“Vẻ bề ngoài là bộ lọc đầu tiên của chúng ta. Điều này luôn đúng trong mọi trường hợp”, theo Sylvia Ann Hewlett – tác giả cuốn sách Executive Presence: The Missing Link Between Merit And Success (tạm dịch: Dáng vẻ bề ngoài: Mối tương quan bị bỏ qua giữa giá trị thật và thành công).

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Princeton cho biết, chỉ trong khoảng 100 mili giây, chúng ta đã để lại ấn tượng đầu tiên cho người khác, bằng thời gian cái đập cánh của một con chim ruồi. Nhưng tin tốt là, ấn tượng này bao gồm cả cách ăn mặc, cách chải chuốt… cộng lại, chứ không phải chỉ từ các yếu tố riêng lẻ như kiểu tóc hoặc quần áo.

Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn mặc trang trọng hơn có thể khiến cho bạn vừa cảm thấy mình quyền lực hơn, đồng thời cũng vừa khiến người khác cảm thấy bạn quyền lực hơn. Trong một nghiên cứu năm 2014 được xuất bản trên tạp chí Journal of Experimental Psychology, những người đàn ông mặc com-lê hoặc đồ xuề xòa hơn được cho tham gia vào những cuộc đàm phán giả định cùng với một đối tác. Kết quả cho thấy, những người thành công hơn là những người mặc com-lê khi đàm phán.

Bạn không cần phải luôn mặc com-lê khi đi làm. Thay vào đó, hãy chú ý đến cách ăn mặc của những người thể hiện tốt nhất tại công ty/tổ chức của bạn hoặc lĩnh vực bạn hoạt động, sau đó chọn lọc và tổng hợp lại để chọn ra phong cách phù hợp nhất với mình.

10. Làm chủ cái bắt tay

Một cái bắt tay chặt và chắc là phương tiện để khẳng định sự hiện diện của bạn một cách hiệu quả.

Việc ăn mặc trang trọng hơn có thể khiến bạn vừa cảm thấy mình quyền lực hơn, đồng thời cũng vừa khiến người khác cảm thấy bạn quyền lực hơn.

Trên đường đi hoặc trong sảnh tiệc, hãy điều chỉnh vai của mình thẳng và hướng đến người mà mình đang hoặc sắp trò chuyện.

Khi bắt tay người đối diện, bạn phải giữ ánh nhìn thẳng vào mắt họ, bắt tay chặt và chắc, khuỷu tay gần như tạo thành một góc vuông. Và đừng quên cười để chứng tỏ thành ý và sự tôn trọng đối với người đang bắt tay với mình.

11. Biết về những thứ đang diễn ra trên thế giới

Nhà phát triển game bán chạy nhất Valve thích thuê kiểu nhân viên “T-shaped” – những người có hiểu biết sâu về một lĩnh vực cụ thể đồng thời có sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác. Đây cũng là hình mẫu mà nhân viên ở các ngành nghề khác nên noi theo.

“Dù làm việc ở ngành nghề nào, bạn cũng nên theo dõi những thay đổi hằng ngày trong ngành nghề đó để có thể nói về chúng một cách thông minh”, Roberta Matuson – tác giả cuốn Suddenly in Charge: Managing Up, Managing Down, Succeeding All Around (tạm dịch: Bí quyết quản lý để luôn thành công).

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết các kiến thức nền tảng về những lĩnh vực khác, như khoa học, công nghệ và các kiến thức văn hóa phổ biến.

Chúng ta có thể bắt đầu học hỏi bằng cách tìm đọc những cuốn sách thú vị đã hoặc sắp xuất bản trên thị trường.

12. Chuẩn bị kỹ càng mọi thứ

Đừng làm mọi thứ theo kiểu tùy cơ ứng biến, ít nhất là trong công việc.

Hãy chuẩn bị kỹ càng các loại tài liệu và lập luận vững chắc trước khi trình bày một ý tưởng nào đó. Đây chính là yếu tố thể hiện năng lực trí tuệ của bạn, theo Sylvia Ann Hewlett.

13. Kể cho mọi người nghe những câu chuyện

Những con số cụ thể có khả năng tạo ấn tượng, nhưng nó không đủ để kết nối mọi người với nhau.

Kinh nghiệm từ TED Talks (nơi tập hợp những bài diễn thuyết được ghi hình tại các sự kiện của tổ chức phi lợi nhuận TED hay tại các sự kiện độc lập TEDx diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới) cho thấy: các bài thuyết trình thành công nhất thường bao gồm 65% các câu chuyện và 25% các con số, phần còn lại là sự giải thích hoặc củng cố quan điểm dựa vào kinh nghiệm cá nhân của người diễn thuyết.

Sheryl Sandberg đã nhận ra điều này trước khi thực hiện bài diễn thuyết TED Talk vô cùng đột phá của mình vào năm 2010.

Sandberg nói với phóng viên rằng: “Ban đầu tôi đã dự định sẽ trình bày bài nói của mình với toàn những số liệu thống kê và những sự kiện thực tế mà không chêm thêm bất cứ quan điểm cá nhân nào vào”.

Nhưng trước khi Sandberg lên sân khấu, một người bạn đã cản lại và nói rằng, hãy quên những khuôn khổ giáo điều đi, và nghĩ về một số trải nghiệm cá nhân để làm sinh động bài diễn thuyết của mình. Sheryl Sandberg chợt nhớ ra lúc rời khỏi nhà hôm đó, cô con gái đã giật mạnh chân mẹ và “mè nheo” để mẹ đừng đi.

Tại sao không kể về câu chuyện đó? Người bạn của Sheryl Sandberg nói. Sandberg nghe theo lời khuyên và đã thực hiện bài diễn thuyết với nhiều ví dụ sinh động tương tự và nhanh chóng tạo ra một “phong trào kể chuyện” để làm tăng tính thuyết phục và sự tin tưởng cho người nghe.

14. Chú ý giọng điệu

Giọng điệu khi nói cũng quan trọng không kém nội dung câu nói. Nếu bạn kết thúc câu bằng giọng điệu cao hơn lúc bắt đầu, quan điểm của bạn sẽ trở nên không chắc chắn đối với người nghe, mặc dù bạn không cố tình tỏ ra như vậy. 57% trong số 700 chuyên gia được khảo sát cho rằng, họ nghĩ việc lên giọng sẽ càng làm cho luận điểm của bạn kém tin cậy hơn.

“Việc lên giọng không có chỗ đứng trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì thế, nếu bạn muốn có một sự nghiệp tốt, đơn giản là đừng bao giờ lên giọng với người khác”, Bernard Marr nói.

Phụ nữ được cho rằng thường có xu hướng lên giọng hơn nam giới. Tuy nhiên nhà nghiên cứu về diễn thuyết Susan Sankin cho rằng, việc lên giọng sẽ phá hoại hình ảnh chuyên nghiệp của bạn, dù cho bạn có giới tính nào.

15. Tự tin và khiêm tốn

Bậc thầy về giao tiếp – đồng tác giả của cuốn sách Heart, Smarts, Guts, and Luck: What It Takes to Be an Entrepreneur and Build a Great Business (tạm dịch Trái tim, Trí tuệ, Bản năng, và May mắn: Cần gì để trở thành doanh nhân và xây dựng doanh nghiệp thành công?) – Anthony K. Tjan cho rằng, muốn được người khác tôn trọng, bạn phải “kết hôn” với sự khiêm tốn để đạt được sự tự tin như mong muốn.

Nghe thì có vẻ như mâu thuẫn, nhưng thật ra là “bạn cần phải có đủ tự tin để làm chủ được sự tôn trọng của người khác dành cho mình, nhưng cũng phải kết hợp hài hòa với sự khiêm tốn”. Vì “khiêm tốn là con đường dẫn đến sự tôn trọng, và tự tin chính là chìa khóa để làm chủ và phát huy tối đa sự tôn trọng ấy”, theo Anthony K.Tjan.

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers