adsads
Thiet ke khong ten 55
Lượt Xem 18 K

Workaholic là cụm từ dùng để chỉ những “người của công việc”, họ làm việc không ngừng nghĩ và thậm chí hy sinh cuộc sống, thú vui cá nhân cho công việc. thực sự gắn bó với công việc đang làm, dù họ thích hay không thích công việc đó hay dù họ có áp lực thế nào đi nữa. 

Nếu bạn từng xem bộ phim kinh điển The Devil Wears Prada” chắc không còn xa lạ với lối sống này. Một cuộc sống chỉ có công việc 24/24 đều dùng tâm trí nghĩ về công việc. Vậy nên, họ thường trải qua cảm xúc tiêu cực như lo lắng và tội lỗi khi không làm việc. Điều này cũng khiến họ quay cuồng trong công việc, dần dần xa rời khỏi các mối quan hệ như gia đình, người thân, bạn bè và kể cả chính bản thân mình. 

Cuộc sống cá nhân là thứ “xa xỉ” với những người có lối sống workaholic

Nhịp độ làm việc xuyên suốt, việc làm và việc làm, không có thời gian để nghĩ đến bất kỳ điều gì khác, chính là cách sống đặc trưng của workaholic. Dường như họ bị ám ảnh với mục tiêu trở thành những doanh nhân thành đạt, vươn tới thành công và gương mặt phải luôn thể hiện sự năng nổ, tích cực. Với họ, tham vọng đó không còn là mục tiêu phấn đấu mà là phương châm sống.

Tuy nhiên, một cuộc sống chỉ xoay quanh công việc và công việc liệu có đáng? Trong bộ phim kinh điển “The Devil Wears Prada“, hình ảnh nhân vật Andrea Sachs phần nào cho ta thấy câu trả lời. Trong phim có một câu nói rất kinh điển được tạm dịch là:“ Đến khi cuộc sống cá nhân của cô không còn nữa tức là công việc của cô đã có tiến triển.” 

Qua câu nói ấy bạn dễ dàng thấy được, giữa cuộc sống bộn bề, nếu bạn lựa chọn “toàn tâm toàn ý” với công việc điều đó đồng nghĩa bạn đã hi sinh cuộc sống cá nhân của mình. Trong câu chuyện của bộ phim, cô nàng workaholic Andrea để bước lên đỉnh cao của danh vọng cô đã bận đến mức một bữa ăn “tử tế” với bố cũng không có thời gian, bạn bè xa lánh đến cả sinh nhật người yêu cô cũng không có thời gian gặp anh. Và đó là cuộc sống điển hình của những người lựa chọn lối sống workaholic.

Cuộc sống không chỉ có công việc 

Cuộc sống của một người bình thường họ thường chỉ dành trung bình 8 đến 10 tiếng một ngày để làm việc ngoài ra thời gian còn lại họ sẽ dùng để thư giãn, nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội, dành thời gian cho người thân, tập thể dục và chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, những thứ đó dường như không có trong “lịch trình” của những con người theo tiêu chí “sống để làm”. 

Bạn giành hầu hết thời gian cho công việc và hi sinh cuộc sống cá nhân kể cả sức khỏe chỉ để theo đuổi “sự thành công” trong sự nghiệp?

Công việc là một phần của cuộc sống chứ không phải là cả cuộc sống. Bạn cố gắng thức khuya dậy sớm, ăn vội vã những bữa ăn nguội lạnh và luôn bị áp lực bởi công việc để nhận được “trái ngọt” trong sự nghiệp. Tuy nhiên, bạn đang coi thường sức khỏe bản thân và giết chết những mối quan hệ xã hội.

Theo một cuộc báo cáo cho thấy, những người thường làm việc quá sức có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn từ 40-80% người thông thường. Ngoài ra, làm việc quá sức khiến cơ thể sản xuất hormone gây căng thẳng, nó ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ làm giảm trí nhớ và chức năng của não bộ. Làm việc nhiều giờ hơn mỗi ngày có thể khiến năng suất lao động giảm sút, giới hạn khả năng sáng tạo và khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng, căng thẳng.

Chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh” – Những lời trăn trối cuối cùng của Steve Jobs cũng chính là bài học đắt giá nhất mà ông đã nghiệm ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Thật đớn đau thay khi bạn dành cả cuộc sống mình theo đuổi dòng tiền để rồi đến cuối đời lại phải dùng tiền đó để mua lại sức khỏe!

Chính lối sống “tạm bợ” này không chỉ khiến sức khỏe bạn giảm sút mà còn khiến bạn bỏ lỡ cuộc sống cá nhân.

Bất kì mối quan hệ nào cũng cần thời gian để vun đắp, đặc biệt là gia đình. Gia đình là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thường chạy theo công việc mà quên mất gia đình. Bố mẹ là những người quan trọng, chúng ta càng lớn đồng nghĩa với thời gian của mình bên ba mẹ dần ít đi. Bạn mãi đuổi theo công việc, nhưng quên mất giành thời gian cho gia đình. Hãy dành thời gian bên những người yêu thương trước khi thời gian “cướp” lấy họ.

Mối quan hệ như một “cái cây” và thời gian chính là “phân bón”. Để một mối quan hệ dù là bạn bè, đồng nghiệp hay tình yêu, bạn cần dành thời gian để “chăm bón” cho nó.

Mối quan hệ còn đóng vai trò quan trọng trong con đường sự nghiệp. Phần lớn công việc của bạn là thông qua các mối quan hệ. Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ nó sẽ giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều. Những mối quan hệ tốt nó sẽ mang lại cho bạn những kết quả bất ngờ mà không bao giờ bạn dám nghĩ đến.

Hơn hết, hãy thử nghĩ xem cuộc sống cô đơn không có người cùng chia sẻ sẽ “vô vị” đến mức nào. Các mối quan hệ xã hội như “món ăn tinh thần” giúp cuộc sống bạn trở nên vui vẻ và hạnh phúc. Vậy nên, hãy dành thời gian “chăm bón” cho nó nhé!

Góc nhìn của chính những Workaholic

Bộ phim “The Devil wear Prada” là một bộ phim kinh điển nói về lối sống workaholic và những mất mát mà họ phải đối diện khi lựa chọn “toàn tâm toàn ý” cho sự nghiệp. Andrea Sachs- trợ lí của tổng biên tập thời trang quyền lực nhất trong giới thời trang. Để làm tốt công việc này, cô đã phải từ chối những “cuộc vui” cùng hội bạn thân và dần cô không còn bạn bè. Cô còn không có thời gian để hẹn hò vào đêm sinh nhật của bạn trai khiến mối quan hệ của cô phải tan vỡ. Hơn hết, cũng chính vì quá bận rộn mà cô thậm chí không có một bữa ăn “tử tế” với người bố đã lâu không gặp. Đến cuối cùng, khi cô nhận được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cũng là lúc cô mất tất cả cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên cuối cùng, cô nàng đã lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hơn là một sự nghiệp rực rỡ nhưng cô đơn. 

Steve Job – cha đẻ của Apple, được biết đến như một người theo chủ nghĩa workaholic thực thụ. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình cho công việc. Tuy nhiên, đến cuối đời thứ mà ông chia sẻ không phải khuyên người trẻ làm việc chăm chỉ hơn hay đam mê hơn mà là khuyên họ hãy tận hưởng cuộc sống và tìm kiếm hạnh phúc đừng theo đuổi theo đồng tiền và danh vọng. 

Cha đẻ của Apple đã qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy khi ông 56 tuổi. Ông đã để lại lời trăn trối trong một bức thư khuyên người trẻ về giá trị của cuộc sống.

“Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công.

Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó.

Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn.

Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất – “CUỘC ĐỜI BẠN”.

Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc – “CUỐN SÁCH SỨC KHỎE CỦA CUỘC SỐNG ĐÃ BAN”.

Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng.

Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè…

Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác.

Steve Job được xã hội nhận định là người thành công, tuy nhiên bản thân ông lại thấy mình thất bại. Từ 2 ví dụ điển hình trên, chúng ta dễ dàng thấy rằng công việc là một phần của cuộc sống chúng ta có thể “đầu tư” thời gian và công sức cho công việc tuy nhiên cũng đừng quên rằng cuộc sống cần tận hưởng bởi vì chúng ta chỉ có 1 lần để sống. 

Công việc là một phần của cuộc sống không phải là toàn bộ cuộc sống

Nhìn chung, những bạn trẻ luôn theo đuổi công việc đều mong muốn đạt được thành công trong sự nghiệp nhưng định nghĩa thành công không chỉ có công việc lương cao chức lớn mới là thành công. Công việc cũng chỉ phục vụ cuộc sống.

Cuộc sống của người trưởng thành mãi loay hoay với 2 lựa chọn là sống để tận hưởng hay sống để làm việc. Bi kịch của người trưởng thành là “ Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống”. Người mải mê làm việc sẽ quên mất tận hưởng cuộc sống nhưng không đi làm thì tiền đâu để tận hưởng đây?

Chìa khóa của cuộc sống “đủ đầy” là phải cần bằng được giữa tiền và hạnh phúc giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Để làm được điều này bạn cần:

  • Quản lý thời gian

Trước tiên, bạn cần vạch mục tiêu, kế hoạch, thời gian để thực hiện. Quản lý thời gian khoa học trong ngày, tuân thủ theo thời gian biểu, nghỉ ngơi hợp lý để cuộc sống trở nên ngăn nắp và nhẹ nhàng hơn. Đừng nên tự tin hay cầu toàn quá mức, nếu gặp khó khăn hãy nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và người thân để giảm bớt áp lực và đảm bảo mọi việc vẫn thuận lợi.

  • Dành thời gian cho cuộc sống cá nhân

Tiền là công cụ để hỗ trợ cuộc sống vậy nên khi kiếm được tiền chúng ta nên tiêu tiền hợp lý. Bạn có thể gửi về cho gia đình hay thỉnh thoảng mua cho người thân những món quà bất ngờ. Hay đơn thuần mua những thứ mình thích như một món quà cho bản thân vì luôn cố gắng suốt thời gian dài.

Bạn cũng có thể chi một khoản tiền cho nhu cầu giải trí cá nhân. Một kỳ nghỉ chỉ một mình hay có sự đồng hành của gia đình, bạn bè đều là phương pháp giải tỏa căng thẳng, stress hữu hiệu nhất. Thời gian xả stress, thư giãn sẽ giúp bạn có những cách nhìn mới mẻ, tìm ra hướng giải quyết và nạp lại năng lượng cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đầu tư học và rèn luyện bản thân bằng việc đăng ký khóa học ngắn hạn hay đọc sách. Đầu tư cho bản thân luôn là khoản đầu tư “đáng tiền” nhất. Việc học thêm có thể giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ tốt cho công việc. Ngoài ra bạn có thể học những bộ môn yêu thích như đàn, hát, nhảy, vẽ,… việc này giúp bạn không chỉ có thêm “tài lẻ” mà còn là phương pháp giải tỏa áp lực công việc hữu hiệu. 

  • Nuôi dưỡng sức khỏe 

Sức khỏe là yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Nếu không có sức khỏe bạn sẽ không thể làm được gì cả. Vậy nên, hãy quan tâm sức khỏe mình hơn nhé. Sức khỏe tinh thần và cả sức khỏe thể chất đều cần bạn chăm sóc.

Dành thời gian tập luyện mỗi ngày, ăn uống khoa học (ăn đủ bữa, đúng giờ, đủ dinh dưỡng) và giấc ngủ cũng rất quan trọng đây nhé! Để có một giấc ngủ “chất lượng” bạn hãy cố giữ tinh thần “khỏe mạnh”. Ngủ đúng giờ và đủ giấc rất quan trọng. Việc ăn và ngủ hợp lí không những tốt cho sức khỏe bạn mà còn giúp bạn có tinh thần tốt ảnh hưởng tích cực đến năng suất công việc của bạn.

  • Giữ tinh thần lạc quan

Lạc quan là chìa khóa hạnh phúc. Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo cả. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, có người nói rằng họ tin vào may mắn nhưng may mắn sẽ không phải lúc nào cũng đến với họ nhưng cũng không phải lúc nào bạn cũng gặp những khó khăn. Chỉ cần bạn luôn có tinh thần phấn đấu luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi việc, tích cực trong suy nghĩ thì bạn sẽ biến hóa được cuộc sống theo ý của mình. Để có tinh thần lạc quan bạn hãy tập suy nghĩ tích cực. Ngoài ra, bạn có thể tập thiền và cởi mở với mọi người xung quanh để giải tỏa áp lực công việc, cảm xúc tiêu cực.

 

Chuck Feeney – Nhà sáng lập chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS) có câu nói nổi tiếng: “Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời” 

Vậy nên, hãy trân trọng cuộc sống đừng mải chạy theo đồng tiền và sự nghiệp. Chúng ta không nhất định phải thành công theo quan điểm thành công của xã hội. Sống một cuộc đời hạnh phúc, khỏe mạnh cũng là thành công.

>>>Xem thêm: Nếu “vô tình” thốt ra 6 câu sau thì đừng hỏi tại sao người khác chỉ dành cho bạn sự “căm ghét”!

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers