adsads
Shutterstock 2190281371 1
Lượt Xem 2 K

Tìm nguồn gốc của lời nói xấu

Đầu tiên, khi bạn phát hiện ra mình bị nói xấu trong một group chat, bạn cần hiểu tại sao đồng nghiệp của bạn lại đặt điều nói xấu bạn. Những lời nói đó đúng bao nhiêu phần, nó bị phóng đại như nào? Điều này có thể giúp bạn nhìn nhận lại một lần nữa về bản thân, về những ưu điểm, khuyết điểm và tìm cách cải thiện bản thân. Cứ tiếp nhận những lời nói xấu đó như những lời góp ý không hơn không kém, bạn sẽ thấy đây cũng là một cơ hội để bạn không ngừng hoàn thiện mình.

Thông thường, việc nói xấu, đặt điều về người khác xuất phát từ tính đố kỵ và tranh đua không lành mạnh. Họ sẽ cố gắng dìm hay hạ thấp giá trị của mọi người xung quanh: những người giỏi giang, được nhiều người yêu mến để cảm thấy họ là người trên cơ. 

Cách xử lý đối với những đồng nghiệp như vậy

Giữ bình tĩnh

Việc phát hiện ra hẳn một group chat chuyên dùng để nói xấu mình, bạn sẽ không thể nào tránh khỏi cảm xúc bực tức, thất vọng, mất niềm tin hay thậm chí là giận dữ. Nhưng, thị phi luôn xuất hiện dù bạn và việc bạn cần làm là giữ bản thân bình tĩnh, tỉnh táo nhất. Khi đó, bạn mới nhận thức được toàn cảnh sự việc, bao gồm mức độ nghiêm trọng của sự việc, chủ mưu đứng sau sự việc và cách giải quyết vấn đề.

Nếu những lời nói đó phản ánh đúng sự thật về con người của bạn, đừng ngần ngại sửa đổi. Khi mọi người thấy được sự thay đổi tích cực từ con người bạn, họ sẽ bớt gièm pha về bạn. Nhưng nếu những lời nói xấu đó hoàn toàn bịa đặt, bạn nên tập trung vào làm việc cống hiến, chứng minh cho mọi người thấy những điều người khác nói về bạn là sai hoàn toàn.

Tăng cường kỹ năng giao tiếp khéo léo và tìm kiếm đồng minh

Kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm, niềm yêu mến đối với đồng nghiệp, tránh được những mâu thuẫn không đáng có. Khi giao tiếp với đồng nghiệp, bạn không nên thể hiện tính ganh đua, đặt cái tôi quá cao và phô trương bản thân mình. Bạn cần phải giữ một thái độ chừng mực.

Tránh để bản thân rơi vào trường hợp bị cô lập. Bạn cần cố gắng có một vài người bạn để tán gẫu lúc nghỉ trưa, tan ca hay tại buổi tiệc doanh nghiệp. Khi bạn chỉ có một mình, người khác sẽ dễ dàng tìm cách bắt nạt bạn.

Không nên “trả đũa”

Việc “trả đũa” sẽ làm hạ thấp giá trị của bản thân. Hãy cứ lạc quan và tập trung vào công việc của mình, mặc kệ những lời gièm pha sau lưng. Khi bạn cố gắng chống lại họ, tức là kế hoạch của họ đã thành công một nửa, họ càng khoái trí và hứng thú, họ sẽ cố đẩy bạn vào những mâu thuẫn. Để bảo vệ bản thân khỏi những hệ lụy gây ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn, bạn hãy cố gắng bình tĩnh và lạc quan nhất có thể.

Nói chuyện trực tiếp với “chủ mưu”

Nếu bạn thấy mọi chuyện dần mất kiểm soát, bạn không thể im lặng được nữa, hãy thẳng thắn trao đổi trực tiếp với người đồng nghiệp này. Tuy nhiên, bạn vẫn thể hiện sự bình tĩnh và không vạch trần đầu sỏ trước mặt nhiều người, bạn có thể chọn cách nói chuyện riêng với “chủ mưu”. Tuy nhiên, cách này vẫn có hai hướng xảy ra: họ có thể tiếp thu ý kiến của bạn hoặc họ có thể làm cho sự việc phát triển theo chiều hướng tiêu cực.

Biến “kẻ thù” trở thành bạn

Những người nói xấu sau lưng bạn là do họ cảm thấy lợi ích của họ bị đe dọa hoặc họ không nhận ra việc bạn là người đồng nghiệp tốt như thế nào. Bạn có thể lực chọn kết bạn hoặc thể hiện tính thân thiện của mình. Điều này sẽ tạo dấu ấn tốt và có lợi cho sự nghiệp của bạn.

Tìm kiếm sự trợ giúp của cấp trên

Bạn đã cố gắng giảng hòa nhưng mọi chuyện ngày càng nghiêm trọng hơn, nhân phẩm và danh sự của bạn bị bôi nhọ ngày càng nghiêm trọng, bạn không thể thanh minh hay làm mọi người tin bạn. Lúc này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ cấp trên. Một đồng nghiệp chuyên ngồi lê đôi mách sẽ khiến nội bộ lục cục, gây ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp hay thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, hãy trình bày mức độ nghiêm trọng của sự việc, cấp trên sẽ đồng ý giải quyết cho bạn. Lưu ý, bạn cần nhấn mạnh vấn đề rằng bạn mong mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa và thoải mái nhất có thể.

Khi đi làm, ai cũng mong muốn được làm việc trong môi trường có đồng nghiệp lịch sự, hòa nhã. Môi trường công sở là nơi mọi người cùng nhau hoàn thiện và phát triển chứ không phải là nơi thị phi. Tuy nhiên, môi trường làm việc độc hại làm ảnh hưởng gián tiếp tới sự nghiệp của bạn, bạn có thể lựa chọn tìm một môi trường làm việc khác.

Xem thêm: Giữ mối quan hệ với đồng nghiệp ngay cả khi nghỉ việc – tôi đã học được gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers