adsads
1903.15.1
Lượt Xem 3 K

Hầu hết chúng ta muốn xem mình là người lãnh đạo tại một số thời điểm trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, có một quan niệm sai lầm phổ biến khi nói về nhà lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo, rồi coi 2 khái niệm trên là đồng nghĩa. Nếu bạn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn được phong cho chức danh đó tại công ty, nhưng ý nghĩa của việc “lãnh đạo” là hoàn toàn khác.

Khi chúng ta nghĩ cần điều gì để trở thành một nhà lãnh đạo, chúng ta thường nghĩ đến những đặc điểm liên quan đến kinh nghiệm, trí thông minh và sự quyết đoán. Quá trình suy nghĩ này cho thấy rằng bất cứ ai sở hữu những đặc điểm trên sẽ tự động trở thành một nhà lãnh đạo. Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trở thành một nhà lãnh đạo chủ động không chỉ cần sự sẵn sàng đứng trước một nhóm người và đại diện cho họ. Trên thực tế, trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản từ bên trong trước khi bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra ở bên ngoài.

 

Biết chấp nhận chỉ trích

Bạn có biết bao nhiêu người trên thế giới ngày nay thực sự sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích không? Tần suất chúng ta hỏi người khác về suy nghĩ của họ và sau đó phê bình họ là như thế nào? Đó là do chúng ta chưa bao giờ thực sự quan tâm đến việc lắng nghe suy nghĩ của người khác. Chúng ta phải hiểu tầm quan trọng về suy nghĩ của người khác và dẹp bỏ những định kiến sang một bên để chúng ta có thể chấp nhận phản hồi theo suy nghĩ của họ.

Ta không có khả năng biết tất cả câu trả lời của mọi câu hỏi rồi nhận ra rằng bạn có thể học hỏi từ người khác. Đây là một điều quan trọng trong việc quyết định bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo hay không?

 

Thực hành kiểm soát cảm xúc

Chúng ta sẽ hiểu hơn một người khi họ đang bị soi mói và căng thẳng. Khi cảm xúc tiêu cực ngày càng lớn thì bản chất con người càng lộ ra. Bạn cần chờ tối thiểu 5 giây trước khi hành động theo cảm xúc bốc đồng. Nói cách khác, cho phép bản thân 5 giây để phân tích tình huống và biết được mình thực sự đang cảm thấy như thế nào, chúng ta có thể ngăn bản thân đưa ra những quyết định phi lý.

Trong một cuộc phỏng vấn về ‘Lý thuyết tác động’ với Jocko Willink, ông lấy việc gõ bàn phím một cách “hung hăng” để minh hoạ cho điều này. Ông giải thích rằng nếu bạn thấy mình đang gõ bàn phím ầm ầm trong cơn thịnh nộ, cho dù là đang soạn thư để gửi cho bất cứ ai, thì đừng gửi nữa!

Khi bạn phản ứng, bạn để người khác kiểm soát bạn. Khi bạn phản hồi, bạn tự kiểm soát mình.

Willink khuyên độc giả của mình nên tập kiểm soát cảm xúc bởi bản ngã chính là thứ cản trở sự hiểu biết của mình. Một khi chúng ta còn cho phép cái tôi của mình thay thế phần đồng cảm trong tâm trí, chúng ta sẽ không bao giờ trở thành những nhà lãnh đạo theo cách ta mong muốn.

 

Hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ

Một trong những rào cản lớn nhất mà chúng ta gặp phải là cho phép bản thân hoàn toàn chấp nhận mọi thứ không liên quan đến mình. Bạn sẽ không bao giờ là người thông minh nhất, mạnh nhất hay dũng cảm nhất và điều đó chẳng sao cả. Nhu cầu về các mối quan hệ trong cuộc sống là một bước quan trọng trong định hướng tài lãnh đạo. Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng mình không thể phát huy khả năng lãnh đạo mà không có mối quan hệ trong cuộc sống.

Mỗi mối quan hệ mang đến điều độc đáo nhưng đều có giá trị. Mặc dù có thể giống nhau về tính cách và quan điểm với một số người nhưng trải nghiệm cuộc sống là duy nhất và đây có thể là một tài sản cho sự phát triển trong tương lai. Những người trong cuộc sống có thể làm sáng tỏ những điều bạn đang bị mắc kẹt, có thể mở ra cho bạn một cánh cửa mới. Mỗi mối quan hệ là một cơ hội để tìm hiểu, không chỉ về người khác, mà còn về bản thân bạn.

“Ngay khi bạn có mâu thuẫn với ai đó, có một yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa làm tổn hại mối quan hệ của bạn và làm mối quan hệ trở nên càng gắn bó. Yếu tố đó là thái độ”. – William James

 

Biết lắng nghe trong mọi tình huống

Khi làm lãnh đạo, các ý kiến không quan trọng bằng khả năng lắng nghe. Khi quan điểm của họ khác với quan điểm của chúng ta thì sao? Điều này khiến chúng ta phản ứng theo cảm xúc, có tính tàn phá hơn là xây dựng.

Những tiếng nói phản đối ý kiến người khác diễn ra trong đầu chúng ta có thể có tác động bất lợi đến tiến trình của các mục tiêu lãnh đạo. Vì vậy, biết khi nào nên chia sẻ ý kiến của bạn và khi nào là thời gian để bỏ nó qua một bên trong tình huống này.

Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhưng đó không phải là thứ có thể đạt được mà không cần phải thực hành và suy ngẫm. Đó không phải là việc có bao nhiêu người dưới quyền bạn, mà là có bao nhiêu người giúp bạn phát triển. Sự ổn định về cảm xúc là điều mà mỗi con người đều mong muốn trau dồi và có thể đạt được nhưng nó đòi hỏi một cam kết trau dồi liên tục.

Bạn có những gì mà nó yêu cầu không?

 

— HR Insider/ Theo Cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers