adsads
Untitled design 89
Lượt Xem 4 K

Một vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu người Na-uy từ khoa Khoa học tâm lý (Department of Psychosocial Science) thuộc trường Đại học Bergen (University of Bergen) đã tạo ra một thang đo để đánh giá mức độ nghiện công việc của một người. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bài “7 dấu hiệu cho biết bạn là một kẻ nghiện công việc” trong trang Forbes để làm 7 thước đo đánh giá trong bài trắc nghiệm dưới đây. Với mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra tâm lý sau, hãy chọn mức độ thường xuyên (Không bao giờ / Thỉnh thoảng / Thường xuyên / Luôn luôn) mà bạn đang làm hoặc trải qua việc đó.

Bảng câu hỏi:

Câu hỏi 1:

Bạn tìm cách tận dụng nhiều thời gian rảnh rỗi của mình hơn cho công việc?

  1. Không bao giờ
  2. Thỉnh thoảng
  3. Thường xuyên
  4. Luôn luôn như vậy

 

Câu hỏi 2:

Bạn dành nhiều thời gian cho công việc hơn so với ý định ban đầu.

  1. Không bao giờ
  2. Thỉnh thoảng
  3. Thường xuyên
  4. Luôn luôn như vậy

 

Câu hỏi 3:

Bạn làm việc nhiều để khỏa lấp nỗi lo lắng, sợ hãi, vì bạn cảm thấy bơ vơ, hoặc để tránh trầm cảm.

  1. Không bao giờ
  2. Thỉnh thoảng
  3. Thường xuyên
  4. Luôn luôn như vậy

 

Câu hỏi 4:

Mọi người khuyên bạn nên giảm bớt công việc lại còn bạn lại không lắng nghe lời khuyên đó.

  1. Không bao giờ
  2. Thỉnh thoảng
  3. Thường xuyên
  4. Luôn luôn như vậy

 

Câu hỏi 5:

Bạn cảm thấy áp lực nếu không được cho làm việc.

  1. Không bao giờ
  2. Thỉnh thoảng
  3. Thường xuyên
  4. Luôn luôn như vậy

 

Câu hỏi 6:

Bạn không còn ưu tiên cho những sở thích cá nhân, các hoạt động giải trí hay tập thể dục bởi vì quá bận rộn với công việc.

  1. Không bao giờ
  2. Thỉnh thoảng
  3. Thường xuyên
  4. Luôn luôn như vậy

 

Câu hỏi 7:

Bạn làm việc nhiều đến nỗi sức khỏe bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

  1. Không bao giờ
  2. Thỉnh thoảng
  3. Thường xuyên
  4. Luôn luôn như vậy

 

Bây giờ, hãy dùng cách tính điểm sau: A=1, B=2, C=3, D=4; Cộng tổng số 7 đáp án của bạn lại và cùng kiểm tra theo số điểm dưới đây nhé!

 

Tổng từ 7 – 17 điểm

Bạn không phải làm một kẻ nghiện công việc!

Hãy cứ giữ tâm thái thoải mái và sự cân bằng tuyệt vời giữa công việc và cuộc sống riêng tư để có thể bền bỉ đi theo con đường sự nghiệp của riêng bạn. Chăm chỉ là tốt, nhưng cũng không cần trở nên “nghiện ngập” với công việc của mình để rồi sa vào các hội chứng tâm lý vô cùng khó chữa. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy duy trì sự cân bằng bạn đang sở hữu nhé!

 

Tổng từ 18 – 28 điểm

Bạn có thể là một người nghiện công việc!

Nhưng yên tâm, bạn không hề cô đơn, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những người nghiện công việc như bạn chiếm khoảng 10% trung bình dân số trên thế giới đấy!

Một bài báo gần đây từ Harvard Business Review cũng nói về những người nghiện công việc (được mô tả là khác với những người chỉ làm việc nhiều giờ chỉ vì họ muốn nhanh chóng tách mình ra khỏi công việc về mặt tâm lý). Bài báo cho thấy rằng việc căng thẳng mãn tính mà những người nghiện công việc gặp phải đã ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của họ. Bài báo cũng đưa ra cho chúng ta hai điều cần lưu ý:

  • Khi nói về những ảnh hưởng đến sức khỏe, làm việc hàng giờ liên tục cũng không nguy hiểm bằng việc chính bạn đang bị ám ảnh bởi công việc đó.
  • “Những người nghiện công việc và đồng thời yêu thích công việc của mình, phần nào cũng đang được bảo vệ khỏi những rủi ro về sức khỏe. Có lẽ họ cho rằng, công việc của họ xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra”.

Theo kết quả của Hội nghị khảo sát lương (Convene Salary Survey) năm nay, những người tham gia khảo sát dành trung bình 48 tiếng một tuần để làm việc. Trong đó, gần ¼ dành hơn 50 tiếng đồng hồ một tuần cho công việc của mình.

 

— HR Insider / Theo PCMA —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers