• .
adsads
bach khoa toan job ky 7 nghe kien truc khi nghe thuat va khoa hoc ket hop 3
Lượt Xem 7 K

Để xây lên được một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc, người ta cần phải chuyên môn hóa rất nhiều công đoạn như: lập đề xuất dự án, thiết kế, đấu thầu, quy hoạch và chủ trì xây dựng… và kiến trúc sư sẽ là người tham gia vào hầu hết những công đoạn đó.

 

Kiến trúc sư là ai nhỉ?

Khi nghiên cứu về ngành nghề này, Mr.Vui Vẻ khá là choáng ngợp với khối lượng công việc đồ xộ của một người kiến trúc sư. Có thể coi một nhà kiến trúc sư như một nghệ sĩ, một nhà khoa học – kĩ thuật, một người làm công tác văn hóa – xã hội. Ngoài công việc chuyên môn của mình, khi chủ trì thiết kế, kiến trúc sư còn phải giao tiếp, làm việc với rất nhiều các bên liên quan khác như: kĩ sư kết cấu, kĩ sư điện, nước, kĩ sư kinh tế, kĩ sư giao thông, họa sĩ, nhà điêu khác,…

Đặc điểm nhận dạng “chi tiết” hơn

Nếu bạn thấy một người lúc nào cũng cắm cúi, “hí hoáy” viết viết, vẽ vẽ, kẻ kẻ như thể bị cuốn vào cuốn sổ trên tay, rất có thể anh ta là một kiến trúc sư “nhà nghề”. Kiến trúc sư là những người có cái “say” của kẻ dấn thân. Quên ăn, thức qua đêm là chuyện bình thường ở huyện.

 

Không chỉ ngồi trong văn phòng máy lạnh làm việc, đôi khi bạn còn thấy những người làm kiến trúc “lăn xả” ngoài đường nắng chang chang, lặn lội xuống miền quê đất đỏ, vi vu trên chuyển tàu đi thực địa ngoài khơi. Dù ở nơi nào, trên tay họ sẽ không bao giờ thiếu những đồ án, xấp giấy và một nét mặt đăm chiêu “đắm chìm” trong hàng ngàn suy nghĩ sáng tạo. 

 

Nghe có vẻ cực khổ, vậy tại sao họ nhiệt huyết với nghề thế?

Ngoài mức thu nhập “khủng” xứng đáng với công sức bỏ ra, khi tham gia vào ngành kiến trúc,  kiến trúc sư còn “say nghề” bởi những điều sau: 

Cơ hội nghề nghiệp lớn

Nghề kiến trúc đa dạng, rộng khắp, tạo nên nhiều đỉnh cao trong nền văn minh nhân loại (như nét kiến trúc Pháp vẫn còn làm “say đắm” trái tim những người hoài cổ tại Sài Gòn và Hà Nội). Dù ở thành phố hay nông thôn, cao nguyên hay hải đảo, nếu có tài, bạn đều có thể kiếm được công việc phù hợp. 

Môi trường, lĩnh vực hoạt động rộng mở

Với nghề kiến trúc, bạn có thể chọn rất nhiều vị trí công việc đa dạng trên thị trường. Sự đa dạng này đem lại niềm thích thú khi bạn có thể tham gia vào rất nhiều hoạt động với nhiều vai trò khác nhau.

 

Nếu bạn là thành viên của những phong trào như đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình thương,… bạn chính là con người của xã hội.

 

Nếu bạn tham gia vào việc sáng tạo ra những công trình kiến trúc mang tính văn hóa, biểu tượng, nghệ thuật,… bạn chính là một người tạo ra cái đẹp.

 

Nếu bạn đóng góp vào những công trình mang tính thực tiễn cao như cầu đường, nhà chống động đất, bạn có thể tự hào xem mình như một nhà khoa học.

 

Xây “công trình kiến trúc” nghe có vẻ to lớn! Vậy cụ thể kiến trúc sư làm những việc gì?

Một người kiến trúc sư phải thông thạo và am hiểu công mình của mình trước, sau đó tìm hiểu thêm những lĩnh vực liên quan mà mình sẽ làm việc cùng. Có như vậy, anh ta mới có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ sau: 

 


Kiến trúc sư đang “nhập tâm” – chớ làm phiền

Công tác thiết kế quy hoạch

Bắt đầu công việc, các kiến trúc sư thường đi đến các địa phương để nắm hiện trạng xây dựng, tìm ý tưởng và hoàn thiện đề án, sau đó vạch ra đề cương công việc

 

Thiết kế kiến trúc công trình

Công việc này phản ánh rõ tính cách, năng lực và “gu” thẩm mĩ của kiến trúc sư. Tìm ý và tạo hình tác phẩm là giai đoạn khó và lâu dài. Nhiều khi phải mất đến 2/3 thời gian mới có ý đồ thiết kế. Khi công trình được phê duyệt và bước vào giai đoạn thi công, kiến trúc sư còn phải đi kiểm tra tại công trường để giám sát thi công.

Thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất là trang trí bên trong công trình; thiết kế, lựa chọn và bố trí các thiết bị trong nhà. Một số người còn có thể kiêm luôn vai trò nhà thiết kế nội thất để phát triển sự nghiệp.

Thiết kế cảnh quan

Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hay cảnh quan chuyên biệt. Có thể nói, họ chính là những kiến trúc sư “nội thất” của đô thị, của môi trường sống.

Những công việc khác

Ngoài công việc chính là thiết kế, nhiều người còn tham gia quản lí, giảng dạy, giám sát thi công, thiết kế thời gian, đồ họa đa phương tiện, điêu khắc. Được đào tạo kiến thức kĩ thuật và nghệ thuật, kiến trúc sư cũng có thể là nhà nghiên cứu văn hóa hay khoa học kĩ thuật.

Kiến trúc sư, where are you?

Các kiến trúc sư thường làm trong văn phòng tư vấn, xưởng thiết kế, văn phòng của các công ty xây dựng. Nhưng không chỉ gói gọn trong những môi trường “đóng hộp” đó đâu nhé!

 

Ngoài văn phòng, kiến trúc sư còn làm việc ở rất nhiều nơi khác. Đôi khi chỉ cần là một căn phòng tạm, một chiếc bàn, một bộ máy tính, chiếc máy ảnh. Khi ra quán cafe, khách sạn, thư viện, thậm chí ngay cả khi… đi bộ ngoài đường, nếu bạn thấy anh chàng nào đội mũ bảo hiểm, tay cầm thước đo, rất có thể đó không phải là anh công nhân đo đường đâu, kiến trúc sư “chính hiệu” đấy!  

 – HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers